Kế hoạch triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024 của Bộ Giáo Dục Đào Tạo?
Kế hoạch triển khai Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV AIDS năm 2024 của Bộ Giáo Dục Đào Tạo?
Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm mới đây đã triển khai Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV /AIDS năm 2024 với chủ đề “Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS - Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030” theo Công văn 6678/BYT-UBQG50 năm 2024 về Kế hoạch triển khai Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV AIDS.
Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai Kế hoạch triển khai Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV AIDS năm 2024 qua việc yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo; các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm (gọi chung là các đơn vị) triển khai các nhiệm vụ theo Công văn số 7156/BYT-UBQG50 năm 2024, cụ thể như sau:
- Xây dựng kế hoạch cụ thể, lồng ghép, tích hợp nội dung phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với điều kiện thực tế của từng nhà trường bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
Thời gian triển khai từ ngày 10/11/2024 đến 10/12/2024.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của học sinh, sinh viên về phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục giáo dục pháp luật, phòng, chống HIV/AIDS thông qua nhiều hình thức khác nhau.
Tăng cường công tác phối hợp gia đình - nhà trường - xã hội và các tổ chức đoàn thể trong tuyên truyền giáo dục phòng, chống HIV/AIDS cho học sinh, sinh viên.
- Khẩu hiệu tuyên truyền: Theo nội dung của Phụ lục 2 tại Kế hoạch ban hành theo Công văn 6678/BYT-UBQG50 năm 2024 (gửi kèm theo Công văn này).
- Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị báo cáo kết quả triển khai về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên) trước ngày 10/12/2024.
Công văn 6678/BYT-UBQG50 năm 2024 Tải về
Công văn 7156/BYT-UBQG50 năm 2024 Tải về
Kế hoạch triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024 của Bộ Giáo Dục Đào Tạo? (Hình ảnh từ Internet)
Phòng, chống HIV/AIDS trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 15 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 có quy định về phòng, chống HIV/AIDS trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân như sau:
- Cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức giảng dạy cho học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống HIV/AIDS, lồng ghép với giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản và thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khác trong cơ sở đó.
- Cơ sở giáo dục không được có các hành vi sau đây:
+ Từ chối tiếp nhận học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;
+ Kỷ luật, đuổi học học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;
+ Tách biệt, hạn chế, cấm đoán học sinh, sinh viên, học viên tham gia các hoạt động, dịch vụ của cơ sở vì lý do người đó nhiễm HIV;
+ Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với học sinh, sinh viên, học viên hoặc người đến xin học.
Phòng, chống HIV/AIDS trong cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam
Mục đích và yêu cầu của thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS là gì?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 có quy định về mục đích và yêu cầu của thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS cụ thể như sau:
- Thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
- Việc cung cấp thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
+ Chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực;
+ Phù hợp với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hoá, bản sắc dân tộc, tôn giáo, đạo đức xã hội, tín ngưỡng và phong tục tập quán;
+ Không phân biệt đối xử, không làm ảnh hưởng đến bình đẳng giới và không đưa thông tin, hình ảnh tiêu cực về người nhiễm HIV.
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội nổi bật về sự kiên trì là chìa khóa thành công? Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cần đạt gì về Viết?