11:15 | 30/07/2024

Giáo viên được xếp loại chất lượng như thế nào?

Theo quy định hiện nay việc đánh giá xếp loại chất lượng giáo viên thực hiện thông qua các mức nào?

Giáo viên được xếp loại chất lượng như thế nào?

Căn cứ Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định về viên chức như sau:

Viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Căn cứ Điều 42 Luật Viên chức 2010 bị sửa đổi, bổ sung bởi Điểm b Khoản 12 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định về xếp loại chất lượng viên chức như sau:

Xếp loại chất lượng viên chức
1. Hàng năm, căn cứ vào nội dung đánh giá, viên chức được xếp loại chất lượng như sau:
1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ,
3. Hoàn thành nhiệm vụ;
4. Không hoàn thành nhiệm vụ.

Như vậy, giáo viên là viên chức được đánh giá, xếp loại chất lượng theo 4 mức là

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ,

- Hoàn thành nhiệm vụ;

- Không hoàn thành nhiệm vụ.

Thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng giáo viên không giữ chức vụ quản lý như thế nào?

Tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 90/2020/NĐ-CP có quy định về thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng giáo viên không giữ chức vụ quản lý như sau:

Bước 1: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại chất lượng

Giáo viên làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao theo mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Bước 2: Nhận xét, đánh giá giáo viên

Tổ chức cuộc họp tại đơn vị nơi giáo viên công tác để nhận xét, đánh giá.

Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể viên chức của đơn vị hoặc toàn thể viên chức của đơn vị cấu thành nơi giáo viên công tác trong trường hợp đơn vị có đơn vị cấu thành.

Giáo viên trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.

Bước 3: Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng giáo viên.

Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng căn cứ ý kiến tại cuộc họp nhận xét, đánh giá quy định tại điểm b khoản này quyết định nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với giáo viên.

Bước 4: Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng giáo viên thông báo bằng văn bản cho giáo viên và thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi giáo viên công tác về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng.

Giáo viên được xếp loại chất lượng như thế nào?

Giáo viên được xếp loại chất lượng như thế nào? (Hình từ Internet)

Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng giáo viên trước ngày mấy?

Tại Điều 20 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức
1. Việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo từng năm công tác.
Đối với cán bộ, công chức, viên chức chuyển công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng. Trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên thì phải kết hợp với ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ, trừ trường hợp không còn cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ.
2. Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được tiến hành trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, trước khi thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và một số lĩnh vực khác có thời điểm kết thúc năm công tác trước tháng 12 hàng năm thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức.
3. Tại thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng, trường hợp vắng mặt có lý do chính đáng hoặc nghỉ ốm, nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật, cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác để thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng theo quy định tại Nghị định này.
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều này và đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị thống nhất với cấp ủy cùng cấp về việc kết hợp tổ chức cuộc họp đánh giá, xếp loại trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, bảo đảm nghiêm túc, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí.

Như vậy, thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng giáo viên là trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.

Tại thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng, trường hợp vắng mặt có lý do chính đáng hoặc nghỉ ốm, nghỉ chế độ thai sản giáo viên có trách nhiệm làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác để thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng.

Xếp loại chất lượng
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên là viên chức không hoàn thành nhiệm vụ có được xét nâng bậc lương thường xuyên không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức giáo viên mầm non mới nhất năm học 2024 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên được xếp loại chất lượng như thế nào?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 123

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;