Giáo dục địa phương lớp 7 gồm những nội dung gì?
Giáo dục địa phương lớp 7 gồm những nội dung gì?
Giáo dục địa phương lớp 7 là một môn học đặc biệt, giúp các em học sinh hiểu sâu hơn về mảnh đất mình đang sống. Qua môn học này, các em sẽ được tìm hiểu về:
- Lịch sử và văn hóa: Từ những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, đến các di tích lịch sử, lễ hội truyền thống,... giúp các em hiểu rõ hơn về quá trình hình thành và phát triển của quê hương.
- Địa lý và tự nhiên: Các em sẽ được tìm hiểu về địa hình, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, các sản phẩm đặc trưng của địa phương. Điều này giúp các em hiểu rõ hơn về môi trường sống và có ý thức bảo vệ môi trường.
- Kinh tế - xã hội: Các em sẽ được tìm hiểu về các ngành nghề truyền thống, các hoạt động kinh tế chủ yếu, những vấn đề xã hội đang được quan tâm. Điều này giúp các em hiểu rõ hơn về cuộc sống của người dân và đóng góp vào sự phát triển của địa phương.
Các hoạt động trong môn học giáo dục địa phương lớp 7
- Tìm hiểu thông tin: Đọc sách, báo, tài liệu, tham khảo thông tin trên internet.
- Khảo sát thực tế: Tham quan các di tích lịch sử, làng nghề truyền thống, các cơ sở sản xuất,...
- Làm báo tường, tiểu luận: Tổng hợp thông tin và trình bày bằng hình thức báo tường, tiểu luận.
- Tham gia các hoạt động ngoại khóa: Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, tình nguyện,...
Tham khảo:
Giáo án Giáo dục địa phương lớp 7 Hà Nội >> Tải
Ngày soạn: Ngày giảng: CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ HÀ NỘI TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Biết: khái quát về địa lý của Thăng Long trong buổi đầu khi trở thành kinh đô của Đại Việt. - Hiểu thêm về quy hoạch Thăng Long. Tên gọi Thăng Long qua các thời kì. - Hiểu biết thêm về tình hình kinh tế, quân sự, văn hoá Thăng Long thời Lý, Trần, Hồ 2. Kĩ năng - Bồi dưỡng kĩ năng quan sát, nhận xét về một sự kiện lịch sử. - Đánh giá nhân vật sự kiện lịch sử. - Bước đầu biết quan sát, tìm hiểu trên lược đồ 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu mến, tự hào về Thăng Long Hà Nội. - Trân trọng, biết ơn các thế hệ cha ông - những người có công đóng góp mồ hôi xương máu, công sức và của cải làm nên trang sử vẻ vang của Hà Nội. - Có ý thức bảo vệ các di tích lịch sử của Hà Nội. 4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực học sinh - Năng lực tự học - Năng lực thực hành bộ môn: quan sát, trình bày trên sơ đồ, lược đồ B.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. GV: - Sơ đồ Thăng Long thế kỉ X đến XV - Máy chiếu: chiếu các tranh ảnh về Long thành, các tư liêu về Thành Hà Nội. 2. HS: Tìm hiểu về Thăng Long thời Lý, Trần, Hồ (Ảnh tư liệu về các công trình văn hóa, đặc biệt là Văn Miếu – Quốc Tử Giám) C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh: 3. Bài mới: (35’) 3.1. Hoạt động khởi động: - Mục tiêu: Đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài mới. - Tổ chức hoạt động: Gv cho HS quan sát các tranh ảnh về Văn Miếu – Quốc Tử Giám, chùa Một cột… Nhìn vào hình em hãy cho hình ảnh trên thuộc thành phố nào của nước ta? ( Hà Nội) GV dẫn dắt HS đi vào bài học: Hà Nội thân yêu của chúng ta đã hơn một nghìn năm tuổi. Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội đã trở thành những tên gọi đầy tự hào trong trái tim của mọi người dân Việt Nam nói chung. Và với chúng ta – Những người được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này – Hà Nội càng trở lên thiêng liêng và gần gũi. Hôm nay, cô trò chúng ta cùng ngược dòng lịch sử về với Hà Nội xưa, Hà Nội buổi đầu với tên gọi Thăng Long. ... Minh họa một số câu hỏi trắc nghiệm: 1. Cách ngày nay khoảng bao nhiêu năm, cư dân sống ở vùng đất Hà Nội bắt đầu biết sử dụng đồ đồng? A. 1 000 năm B. 2 000 năm C. 3 000 năm D. 4 000 năm 2. Vào thời kì Bắc thuộc, Hà Nội thuộc? A. quận Giao Chỉ. B. quận Cửu Chân. C. quận Nhật Nam. D. quận Giao Châu. 3. Cổ Loa được chọn làm kinh đô vào những thời kì nào? A. Văn Lang. B. Văn Lang – Âu Lạc. C. Âu Lạc và nhà Ngô. D. Nhà Ngô. Đáp án: 1. D; 2. A; 3. C. |
Lưu ý: nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Giáo dục địa phương lớp 7 gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Danh mục sách giáo khoa lớp 7 năm học mới nhất?
Căn cứ theo Quyết định 441/QĐ-BGDĐT năm 2022 thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 7 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.
>> Tải về Danh mục sách giáo khoa lớp 7 năm học mới nhất
Học sinh lớp 7 là bao nhiêu tuổi?
Căn cứ khoản 1 Điều 33 Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Tuổi của học sinh trường trung học
1. Tuổi của học sinh vào học lớp 6 là 11 tuổi. Tuổi của học sinh vào học lớp 10 là 15 tuổi. Đối với những học sinh được học vượt lớp ở cấp học trước hoặc học sinh vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định thì tuổi vào lớp 6 và lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp cấp học trước.
...
Như vậy, học sinh lớp 7 là 12 tuổi, trừ những trường hợp học sinh lưu ban, được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao/thấp hơn tuổi quy định.
- Top mẫu dàn ý Viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch chi tiết nhất? Yêu cầu về đánh giá bằng hình thức nhận xét đối với học sinh lớp 9 ra sao?
- Viết bài văn kể lại câu chuyện bằng lời của nhân vật trong câu chuyện đó lớp 5? Học sinh lớp 5 được đánh giá thường xuyên thế nào?
- Chứng chỉ ngoại ngữ không được quy đổi thành điểm 10 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025?
- Những điểm mới đáng chú ý của Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ 2025 so với các năm trước?
- Mẫu phân tích truyện ngắn Làng của Kim Lân lớp 9? Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp THCS?
- Đã có Thông tư 24 Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025?
- Làm thế nào để phòng ngừa bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
- Điều kiện cơ sở vật chất trong bảo đảm an toàn thực phẩm trong trường học?
- Căn cứ xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật ngành giáo dục?
- Định luật bảo toàn cơ năng là gì? Công thức định luật bảo toàn cơ năng học ở lớp mấy?