Danh mục sách giáo khoa lớp 7 năm học 2024 - 2025 được phê duyệt?
Danh mục sách giáo khoa lớp 7 năm học 2024 - 2025 được phê duyệt?
Căn cứ theo Quyết định 441/QĐ-BGDĐT năm 2022 thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 7 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.
Theo đó, Danh mục sách giáo khoa lớp 7 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông như sau:
TT | Tên sách | Tác giả | Nhà xuất bản |
1 | Ngữ văn 7, tập một (Cánh Diều) | Nguyễn Minh Thuyết (Tổng Chủ biên), Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên), Lê Thị Tuyết Hạnh, Phạm Thị Thu Hiền, Nguyễn Văn Lộc. | Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh |
Ngữ văn 7, tập hai (Cánh Diều) | Nguyễn Minh Thuyết (Tổng Chủ biên), Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên), Lê Thị Tuyết Hạnh, Phạm Thị Thu Hiền, Nguyễn Phước Hoàng, Nguyễn Văn Lộc. | Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh | |
2 | Ngữ văn 7, tập một (Kết nối tri thức với cuộc sống) | Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Phan Huy Dũng, Nguyễn Thị Ngân Hoa (đồng Chủ biên), Nguyễn Thị Mai Liên, Lê Trà My, Lê Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Nương, Nguyễn Thị Hải Phương. | Giáo dục Việt Nam |
Ngữ văn 7, tập hai (Kết nối tri thức với cuộc sống) | Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Phan Huy Dũng, Nguyễn Thị Ngân Hoa (đồng Chủ biên), Dương Tuấn Anh, Nguyễn Linh Chi, Đặng Lưu. | Giáo dục Việt Nam | |
3 | Ngữ văn 7, tập một (Chân trời sáng tạo) | Nguyễn Thị Hồng Nam, Nguyễn Thành Thi (đồng Chủ biên), Trần Lê Duy, Phan Mạnh Hùng, Tăng Thị Tuyết Mai, Nguyễn Thị Ngọc Thúy, Phan Thu Vân. | Giáo dục Việt Nam |
Ngữ văn 7, tập hai (Chân trời sáng tạo) | Nguyễn Thị Hồng Nam, Nguyễn Thành Thi (đồng Chủ biên), Nguyễn Thành Ngọc Bảo, Trần Lê Duy, Dương Thị Hồng Hiếu, Tăng Thị Tuyết Mai, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Thị Ngọc Thúy. | Giáo dục Việt Nam | |
4 | Toán 7, tập một (Cánh Diều) | Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Lê Tuấn Anh, Đỗ Tiến Đạt, Nguyễn Sơn Hà, Nguyễn Thị Phương Loan, Phạm Sỹ Nam, Phạm Đức Quang. | Đại học Sư phạm |
Toán 7, tập hai (Cánh Diều) | Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Lê Tuấn Anh, Đỗ Tiến Đạt, Nguyễn Sơn Hà, Nguyễn Thị Phương Loan, Phạm Sỹ Nam, Phạm Đức Quang. | Đại học Sư phạm | |
5 | Toán 7, tập một (Kết nối tri thức với cuộc sống) | Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên), Nguyễn Huy Đoan (Chủ biên), Cung Thế Anh, Nguyễn Cao Cường, Trần Mạnh Cường, Doãn Minh Cường, Trần Phương Dung, Sĩ Đức Quang, Lưu Bá Thắng, Đặng Hùng Thắng. | Giáo dục Việt Nam |
Toán 7, tập hai (Kết nối tri thức với cuộc sống) | Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên), Nguyễn Huy Đoan (Chủ biên), Cung Thế Anh, Nguyễn Cao Cường, Trần Mạnh Cường, Doãn Minh Cường, Trần Phương Dung, Sĩ Đức Quang, Lưu Bá Thắng, Đặng Hùng Thắng. | Giáo dục Việt Nam | |
6 | Toán 7, tập một (Chân trời sáng tạo) | Trần Nam Dũng (Tổng Chủ biên), Trần Đức Huyên (Chủ biên), Nguyễn Cam, Nguyễn Văn Hiển, Ngô Hoàng Long, Huỳnh Ngọc Thanh. | Giáo dục Việt Nam |
Toán 7, tập hai (Chân trời sáng tạo) | Trần Nam Dũng (Tổng Chủ biên), Trần Đức Huyên (Chủ biên), Nguyễn Cam, Nguyễn Văn Hiển, Ngô Hoàng Long, Huỳnh Ngọc Thanh. | Giáo dục Việt Nam | |
7 | Tiếng Anh 7 Macmillan Motivate! | Hoàng Tăng Đức (Tổng Chủ biên), Cấn Thị Chang Duyên (Chủ biên), Khoa Anh Việt. | Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh |
8 | Tiếng Anh 7 Global Success | Hoàng Văn Vân (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Chi (Chủ biên), Lê Kim Dung, Nguyễn Thuỵ Phương Lan, Phan Chí Nghĩa, Lương Quỳnh Trang, Nguyễn Quốc Tuấn. | Giáo dục Việt Nam |
9 | Tiếng Anh 7 Explore English | Nguyễn Thanh Bình (Tổng Chủ biên), Lê Nguyễn Như Anh (Chủ biên), Nguyễn Thị Xuân Lan, Phạm Nguyễn Huy Hoàng, Đào Xuân Phương Trang, Đinh Trần Hạnh Nguyên. | Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh |
10 | Tiếng Anh 7 English Discovery | Trần Thị Lan Anh (Chủ biên), Nguyễn Thu Hiền. | Đại học Sư phạm |
11 | Tiếng Anh 7 THiNK | Trương Thị Thanh Hoa (Chủ biên), Cao Hồng Phát, Đoàn Thanh Phương, Bùi Thị Phương Thảo, Lê Thùy Trang. | Đại học Sư phạm |
12 | Tiếng Anh 7 Bloggers-Smart | Lê Hoàng Dũng (Chủ biên), Quản Lê Duy, Lê Tấn Cường, Lâm Như Bảo Trân. | Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh |
13 | Tiếng Anh 7 i-Learn Smart World | Võ Đại Phúc (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Thị Ngọc Quyên, Đặng Đỗ Thiên Thanh, Lê Thị Tuyết Minh, Huỳnh Tuyết Mai, Nguyễn Thụy Uyên Sa. | Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh |
14 | Tiếng Anh 7 Friends Plus | Trần Cao Bội Ngọc (Chủ biên), Vũ Vạn Xuân, Trần Nguyễn Thụy Thoại Lan. | Giáo dục Việt Nam |
15 | Tiếng Anh 7 Right on! | Võ Đại Phúc (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Thị Ngọc Quyên. | Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh |
16 | Khoa học tự nhiên 7 (Cánh Diều) | Mai Sỹ Tuấn (Tổng Chủ biên), Đinh Quang Báo, Nguyễn Văn Khánh, Đặng Thị Oanh (đồng Chủ biên), Nguyễn Văn Biên, Đào Tuấn Đạt, Phan Thị Thanh Hội, Ngô Văn Hưng, Đỗ Thanh Hữu, Đỗ Thị Quỳnh Mai, Phạm Xuân Quế, Trương Anh Tuấn, Ngô Văn Vụ. | Đại học Sư phạm |
17 | Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) | Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên), Mai Văn Hưng, Lê Kim Long, Bùi Gia Thịnh (đồng Chủ biên), Nguyễn Thị Thanh Chi, Ngô Tuấn Cường, Trần Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phạm Thị Phú, Vũ Trọng Rỹ, Mai Thị Tình, Vũ Thị Minh Tuyến. | Giáo dục Việt Nam |
18 | Lịch sử và Địa lí 7 (Kết nối tri thức và cuộc sống) | Vũ Minh Giang (Tổng Chủ biên xuyên suốt phần Lịch sử), Nghiêm Đình Vỳ (Tổng Chủ biên cấp THCS phần Lịch sử), Nguyễn Thị Côi, Vũ Văn Quân (đồng Chủ biên phần Lịch sử), Phạm Đức Anh, Phạm Thị Thanh Huyền, Đặng Hồng Sơn; Đào Ngọc Hùng (Tổng Chủ biên phần Địa lí), Nguyễn Đình Giang, Phạm Thị Thu Phương (đồng Chủ biên phần Địa lí), Nguyễn Thị Thu Hiền, Đặng Thị Huệ, Phí Công Việt. | Giáo dục Việt Nam |
19 | Lịch sử và Địa lí 7 (Cánh Diều) | Đỗ Thanh Bình (Tổng Chủ biên phần Lịch sử), Nguyễn Thế Bình (Chủ biên phần Lịch sử), Nguyễn Thu Hiền, Nguyễn Mạnh Hưởng, Vũ Đức Liêm, Nguyễn Văn Ninh, Ninh Xuân Thao; Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông (đồng Tổng Chủ biên phần Địa lí), Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên phần Địa lí), Nguyễn Tường Huy, Trần Thị Thanh Thủy, Hoàng Phan Hải Yến, Ngô Thị Hải Yến. | Đại học Sư phạm |
20 | Giáo dục công dân 7 (Cánh Diều) | Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Tổng Chủ biên), Phạm Việt Thắng (Chủ biên), Bùi Xuân Anh, Dương Thị Thúy Nga, Hoàng Thị Thinh, Hoàng Thị Thuận, Mai Thu Trang. | Đại học Huế |
21 | Giáo dục công dân 7 (Chân trời sáng tạo) | Huỳnh Văn Sơn (Tổng Chủ biên), Bùi Hồng Quân (Chủ biên), Đào Lê Hòa An, Trần Tuấn Anh, Nguyễn Thanh Huân, Đỗ Công Nam. | Giáo dục Việt Nam |
22 | Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) | Nguyễn Thị Toan (Tổng Chủ biên), Trần Thị Mai Phương (Chủ biên), Nguyễn Hà An, Nguyễn Thị Hoàng Anh, Phạm Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Thọ. | Giáo dục Việt Nam |
23 | Âm nhạc 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) | Hoàng Long, Đỗ Thị Minh Chính (đồng Tổng Chủ biên), Vũ Mai Lan (Chủ biên), Bùi Minh Hoa, Lê Thị Tuyết, Nguyễn Thị Thanh Vân. | Giáo dục Việt Nam |
24 | Âm nhạc 7 (Chân trời sáng tạo) | Hồ Ngọc Khải, Nguyễn Thị Tố Mai (đồng Tổng Chủ biên), Nguyễn Văn Hảo (Chủ biên), Lương Diệu Ánh, Nguyễn Đăng Bửu, Trần Đức Lâm, Phạm Gia Hoàng My. | Giáo dục Việt Nam |
25 | Âm nhạc 7 (Cánh Diều) | Đỗ Thanh Hiên (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Mai Anh, Lại Thị Phương Thảo, Vũ Ngọc Tuyên. | Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh |
26 | Mĩ Thuật 7 (Chân trời sáng tạo 1) | Nguyễn Thị Nhung (Tổng Chủ biên), Nguyễn Tuấn Cường, Nguyễn Hồng Ngọc (đồng Chủ biên), Nguyễn Đức Giang, Võ Thị Nguyên, Đàm Thị Hải Uyên, Trần Thị Vân. | Giáo dục Việt Nam |
27 | Mĩ Thuật 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) | Nguyễn Xuân Nghị (Tổng Chủ biên), Đoàn Thị Mỹ Hương (Chủ biên), Phạm Duy Anh, Vũ Thị Thanh Hương. | Giáo dục Việt Nam |
28 | Mĩ Thuật 7 (Chân trời sáng tạo 2) | Nguyễn Thị May (Tổng Chủ biên), Hoàng Minh Phúc (Chủ biên), Trần Đoàn Thanh Ngọc, Lâm Yến Như. | Giáo dục Việt Nam |
29 | Mĩ Thuật 7 (Cánh Diều) | Phạm Văn Tuyến (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Ngô Thị Hường, Nguyễn Duy Khuê, Nguyễn Thị Mỵ, Nguyễn Thị Hồng Thắm. | Đại học Sư phạm |
30 | Tin học 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) | Nguyễn Chí Công (Tổng Chủ biên), Hà Đặng Cao Tùng (Chủ biên), Phan Anh, Bùi Việt Hà, Đinh Thị Hạnh Mai, Hoàng Thị Mai. | Giáo dục Việt Nam |
31 | Tin học 7 (Cánh Diều) | Hồ Sĩ Đàm (Tổng Chủ biên), Hồ Cẩm Hà (Chủ biên), Nguyễn Đình Hóa, Phạm Thị Anh Lê. | Đại học Sư phạm |
32 | Công nghệ 7 (Chân trời sáng tạo) | Bùi Văn Hồng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Cẩm Vân (Chủ biên), Nguyễn Thị Hồng Chiếm, Nguyễn Tiến Lực, Quách Văn Thiêm, Nguyễn Thị Thúy. | Giáo dục Việt Nam |
33 | Công nghệ 7 (Cánh Diều) | Nguyễn Tất Thắng (Tổng Chủ biên), Dương Văn Nhiệm (Chủ biên), Phạm Thị Lam Hồng, Nguyễn Thị Ái Nghĩa, Nguyễn Thị Vinh. | Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh |
34 | Công nghệ 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) | Lê Huy Hoàng (Tổng Chủ biên), Đồng Huy Giới (Chủ biên), Cao Bá Cường, Bùi Hữu Đoàn, Bùi Thị Thu Hương, Kim Văn Vạn. | Giáo dục Việt Nam |
35 | Giáo dục thể chất 7 (Cánh Diều) | Lưu Quang Hiệp (Tổng Chủ biên), Bùi Ngọc (Chủ biên), Nguyễn Ngọc Tuấn, Nguyễn Xuân Trãi, Đặng Thị Thu Thủy. | Đại học Sư phạm |
36 | Giáo dục thể chất 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) | Nguyễn Duy Quyết (Tổng Chủ biên), Hồ Đắc Sơn (Chủ biên), Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Xuân Đoàn, Nguyễn Thị Hà, Lê Trường Sơn Chấn Hải, Ngô Việt Hoàn, Trần Mạnh Hùng. | Giáo dục Việt Nam |
37 | Giáo dục thể chất 7 (Chân trời sáng tạo) | Trịnh Hữu Lộc (Tổng Chủ biên), Lưu Trí Dũng (Chủ biên), Lê Minh Chí, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Thiên Lý, Lâm Thanh Minh, Trần Thái Ngọc, Phạm Thái Vinh. | Giáo dục Việt Nam |
38 | Hoạt động Trải nghiệm, hướng nghiệp 7 (Chân trời sáng tạo 1) | Đinh Thị Kim Thoa, Vũ Quang Tuyên (đồng Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Bích Liên (Chủ biên), Nguyễn Hồng Kiên, Trần Bảo Ngọc, Trần Thị Quỳnh Trang, Phạm Đình Văn. | Giáo dục Việt Nam |
39 | Hoạt động Trải nghiệm, hướng nghiệp 7 (Cánh Diều) | Nguyễn Dục Quang (Tổng Chủ biên), Nguyễn Đức Sơn (Chủ biên), Đàm Thị Vân Anh, Nguyễn Thúy Quỳnh, Bùi Thanh Xuân. | Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh |
40 | Hoạt động Trải nghiệm, hướng nghiệp 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) | Lưu Thu Thủy (Tổng Chủ biên), Trần Thị Thu (Chủ biên), Nguyễn Thanh Bình, Dương Thị Thu Hà, Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Thị Việt Nga, Lê Thị Thanh Thủy. | Giáo dục Việt Nam |
Danh mục sách giáo khoa lớp 7 năm học 2024 - 2025 được phê duyệt? (Hình từ Internet)
Quy trình lựa chọn sách giáo khoa trong trường trung học cơ sở diễn ra như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT thì quy trình lựa chọn sách giáo khoa trong trường trung học cơ sở như sau:
Bước 1: Hội đồng xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của trường trung học cơ sở; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng.
Bước 2: Tổ chức lựa chọn sách giáo khoa tại tổ chuyên môn
- Căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, tổ trưởng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa cho từng môn học được cơ cấu trong tổ chuyên môn, báo cáo người đứng đầu trước khi thực hiện;
- Tổ chức cho toàn bộ giáo viên môn học của trường trung học cơ sở (bao gồm giáo viên biên chế, hợp đồng, biệt phái, thỉnh giảng, dạy liên trường) tham gia lựa chọn sách giáo khoa của môn học đó;
- Chậm nhất 20 ngày trước phiên họp đầu tiên của tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên môn học nghiên cứu các sách giáo khoa của môn học, viết phiếu nhận xét, đánh giá các sách giáo khoa môn học theo các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa;
- Tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức họp với các giáo viên môn học để thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho môn học đó. Trường hợp môn học chỉ có 01 sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định phê duyệt thì tổ chuyên môn lựa chọn sách giáo khoa trong quyết định, không cần bỏ phiếu.
Sách giáo khoa được lựa chọn bảo đảm có từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn.
Trường hợp không có sách giáo khoa nào đạt từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn thì tổ chuyên môn phải thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn lại; sách giáo khoa được lựa chọn là sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất trong lần bỏ phiếu thứ hai.
Trong cả 02 (hai) lần bỏ phiếu, nếu có từ 02 (hai) sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất bằng nhau thì tổ trưởng tổ chuyên môn quyết định lựa chọn một trong số sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất.
Các cuộc họp của tổ chuyên môn được lập thành biên bản, ghi đầy đủ ý kiến nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của các giáo viên môn học tham gia lựa chọn, biên bản có chữ kí của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập biên bản;
- Tổ trưởng tổ chuyên môn tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập danh mục sách giáo khoa.
Bước 3: Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn; thẩm định biên bản họp của tổ chuyên môn; các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên; tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn thành biên bản (gồm các nội dung: nhận xét, đánh giá về việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn; danh mục sách giáo khoa được lựa chọn của các tổ chuyên môn), biên bản có chữ ký của Chủ tịch và Thư kí Hội đồng.
Bước 4: Hội đồng đề xuất với người đứng đầu danh mục sách giáo khoa đã được các tổ chuyên môn lựa chọn đúng theo quy định.
Bước 5: Trường trung học cơ sở lập hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo. Hồ sơ gồm:
- Quyết định thành lập Hội đồng của trường trung học cơ sở;
- Biên bản họp Hội đồng theo quy định;
- Danh mục sách giáo khoa được lựa chọn của trường trung học cơ sở.
Nhiệm vụ của Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của trường trung học cơ sở là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT thì nhiệm vụ của Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của trường trung học cơ sở như sau:
- Tổ chức thẩm định biên bản các cuộc họp của tổ chuyên môn; các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên; danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn lựa chọn;
- Tổng hợp, đề xuất với người đứng đầu danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn lựa chọn sau khi đã thẩm định đạt yêu cầu theo quy định.
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội nổi bật về sự kiên trì là chìa khóa thành công? Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cần đạt gì về Viết?
- Mẫu viết bài văn kể lại truyện Tấm Cám ngắn gọn? Học sinh lớp 6 phải viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích?
- Top mẫu văn tả đồ chơi mà em yêu thích nhất lớp 5? Nội dung đánh giá học sinh lớp 5 hiện nay là gì?