Định luật 2 newton là gì? Phát biểu định luật 2 Newton? Định luật 2 newton học ở lớp mấy?
Định luật 2 newton là gì? Phát biểu định luật 2 Newton?
Định luật 2 Newton là một trong ba định luật chuyển động nổi tiếng của nhà vật lý Isaac Newton, miêu tả mối liên hệ giữa lực tác dụng lên một vật và gia tốc mà vật thu được.
Các em học sinh có thể tham khảo ngay định luật 2 Newton dưới đây:
Định luật 2 newton là gì? Phát biểu định luật 2 Newton? Phát biểu định luật 2 Newton: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. *Công thức toán học: F = m.a *Trong đó: F: Lực tác dụng lên vật (N) m: Khối lượng của vật (kg) a: Gia tốc của vật (m/s²) *Ý nghĩa vật lý của định luật 2 Newton: Lực là nguyên nhân gây ra gia tốc: Khi tác dụng một lực lên một vật, vật sẽ chuyển động nhanh dần, chậm dần hoặc đổi hướng. Lực càng lớn thì gia tốc càng lớn. Khối lượng là thước đo mức quán tính: Các vật có khối lượng khác nhau sẽ có mức độ kháng lại sự thay đổi vận tốc khác nhau. Vật có khối lượng lớn sẽ khó thay đổi vận tốc hơn so với vật có khối lượng nhỏ. *Ví dụ minh họa: Đẩy một chiếc xe đẩy: Khi ta đẩy một chiếc xe đẩy rỗng, xe sẽ chuyển động nhanh hơn so với khi đẩy cùng một lực lên một chiếc xe đẩy chở đầy hàng. Điều này là do khối lượng của chiếc xe đẩy chở hàng lớn hơn, nên gia tốc của nó sẽ nhỏ hơn. Một quả bóng được đá: Khi ta đá một quả bóng, quả bóng sẽ bay đi với một vận tốc nhất định. Lực mà chân ta tác dụng lên quả bóng càng lớn thì quả bóng sẽ bay đi càng nhanh. |
*Lưu ý: Thông tin về Định luật 2 newton là gì? Phát biểu định luật 2 Newton? chỉ mang tính chất tham khảo./.
Định luật 2 newton là gì? Phát biểu định luật 2 Newton? Định luật 2 newton học ở lớp mấy? (Hình từ Internet)
Định luật 2 newton sẽ học trong chương trình Vật lí lớp mấy?
Căn cứ theo Mục 5 Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về nội dung cần đạt trong chương trình môn Vật Lí lớp 10 như sau:
*Ba định luật Newton về chuyển động
- Thực hiện thí nghiệm, hoặc sử dụng số liệu cho trước để rút ra được a ~ F, a ~ 1/m, từ đó rút ra được biểu thức a = F/m hoặc F = ma (định luật 2 Newton).
- Từ kết quả đã có (lấy từ thí nghiệm hay sử dụng số liệu cho trước), hoặc lập luận dựa vào a = F/m, nêu được khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
- Phát biểu định luật 1 Newton và minh hoạ được bằng ví dụ cụ thể.
- Vận dụng được mối liên hệ đơn vị dẫn xuất với 7 đơn vị cơ bản của hệ SI.
- Nêu được: trọng lực tác dụng lên vật là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật; trọng tâm của vật là điểm đặt của trọng lực tác dụng vào vật; trọng lượng của vật được tính bằng tích khối lượng của vật với gia tốc rơi tự do.
- Mô tả được bằng ví dụ thực tế về lực bằng nhau, không bằng nhau.
- Mô tả được một cách định tính chuyển động rơi trong trường trọng lực đều khi có sức cản của không khí.
- Thực hiện được dự án hay đề tài nghiên cứu ứng dụng sự tăng hay giảm sức cản không khí theo hình dạng của vật.
- Phát biểu được định luật 3 Newton, minh hoạ được bằng ví dụ cụ thể; vận dụng được định luật 3 Newton trong một số trường hợp đơn giản.
Như vậy, định luật 2 newton sẽ học trong chương trình Vật lí lớp 10.
Chuyên đề trong chương trình Vật lí lớp 10?
Căn cứ theo Mục 5 Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT Chuyên đề trong chương trình Vật lí lớp 10 như sau:
Chuyên đề 10.1. Vật lí trong một số ngành nghề
Sơ lược về sự phát triển của vật lí học:
- Thảo luận, đề xuất, chọn phương án và thực hiện được Nhiệm vụ học tập để:
+ Nêu được sơ lược sự ra đời và những thành tựu ban đầu của vật lí thực nghiệm.
+ Nêu được sơ lược vai trò của cơ học Newton đối với sự phát triển của Vật lí học.
+ Liệt kê được một số nhánh nghiên cứu chính của vật lí cổ điển.
+ Nêu được sự khủng hoảng của vật lí cuối thế kỉ XIX, tiền đề cho sự ra đời của vật lí hiện đại.
+ Liệt kê được một số lĩnh vực chính của vật lí hiện đại.
Giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu trong vật lí học
- Nêu được đối tượng nghiên cứu; liệt kê được một vài mô hình lí thuyết đơn giản, một số phương pháp thực nghiệm của một số lĩnh vực chính của vật lí hiện đại.
- Thảo luận, đề xuất, chọn phương án và thực hiện được Nhiệm vụ học tập tìm hiểu về các mô hình, lí thuyết khoa học đã phát triển và được áp dụng để cải thiện các công nghệ hiện tại cũng như phát triển các công nghệ mới.
Giới thiệu các ứng dụng của vật lí trong một số ngành nghề
- Mô tả được ví dụ thực tế về việc sử dụng kiến thức vật lí trong một số lĩnh vực (Quân sự; Công nghiệp hạt nhân; Khí tượng; Nông nghiệp, Lâm nghiệp; Tài chính; Điện tử; Cơ khí, tự động hoá; Thông tin, truyền thông; Nghiên cứu khoa học).
Chuyên đề 10.2. Trái Đất và bầu trời
Xác định phương hướng
- Xác định được trên bản đồ sao (hoặc bằng dụng cụ thực hành) vị trí của các chòm sao: Gấu lớn, Gấu nhỏ, Thiên Hậu.
- Xác định được vị trí sao Bắc Cực trên nền trời sao.
Đặc điểm chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể trên nền trời sao
- Sử dụng mô hình hệ Mặt Trời, thảo luận để nêu được một số đặc điểm cơ bản của chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng, Kim Tinh và Thuỷ Tinh trên nền trời sao.
- Dùng mô hình nhật tâm của Copernic giải thích được một số đặc điểm quan sát được của Mặt Trời, Mặt Trăng, Kim Tinh và Thuỷ Tinh trên nền trời sao.
Một số hiện tượng thiên văn
- Dùng ảnh (hoặc tài liệu đa phương tiện), thảo luận để giải thích được một cách sơ lược và định tính các hiện tượng: nhật thực, nguyệt thực, thuỷ triều.
Chuyên đề 10.3. Vật lí với giáo dục về bảo vệ môi trường
Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường
- Thảo luận, đề xuất, chọn phương án và thực hiện được Nhiệm vụ học tập tìm hiểu:
+ Sự cần thiết bảo vệ môi trường trong chiến lược phát triển của các quốc gia.
+ Vai trò của cá nhân và cộng đồng trong bảo vệ môi trường.
Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường
- Thảo luận, đề xuất, chọn phương án và thực hiện được Nhiệm vụ học tập tìm hiểu:
+ Tác động của việc sử dụng năng lượng hiện nay đối với môi trường, kinh tế và khí hậu Việt Nam.
+ Sơ lược về các chất ô nhiễm trong nhiên liệu hoá thạch, mưa axit, năng lượng hạt nhân, sự suy giảm tầng ozon, sự biến đổi khí hậu.
- Thảo luận, đề xuất, chọn phương án và thực hiện được Nhiệm vụ học tập tìm hiểu:
+ Phân loại năng lượng hoá thạch và năng lượng tái tạo.
+ Vai trò của năng lượng tái tạo.
+ Một số công nghệ cơ bản để thu được năng lượng tái tạo.
- Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ môn Ngữ văn lớp 7? Việc đánh giá học sinh lớp 7 có mục đích là gì?
- Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Văn 11 kèm đáp án? Trường THPT chuyên được ưu tiên những gì để bảo đảm chất lượng giáo dục?
- Công dân học tập vn đăng nhập hướng dẫn chi tiết? Kinh phí thực hiện xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 2030?
- Mẫu Kịch bản tổ chức lễ Noel cho trẻ mầm non? Các loại hình của cơ sở giáo dục mầm non hiện nay?
- Tổng hợp đề thi cuối kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 8 có đáp án? Hội đồng kỷ luật học sinh trong trường trung học cơ sở gồm những ai?
- Chi tiết đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 có đi kèm đáp án? Mục tiêu xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS là gì?
- Top 3 bộ đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 đi kèm đáp án? Học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Top mẫu viết đoạn kết thúc khác cho một câu chuyện đã đọc, đã nghe lớp 4? Học sinh tiểu học hay còn gọi là học sinh cấp mấy?
- Mẫu đề thi học kì 1 lớp 6 Tiếng Anh mới nhất? Học sinh trung học cơ sở học trong bao nhiêu năm?
- Tổng hợp đề thi cuối kì 1 Toán 10 có đáp án? Học sinh lớp 10 được học các kiến thức gì trong môn Toán?