Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 đi kèm đáp án? Môn Tiếng Việt lớp 4 có ngữ liệu cần đạt như thế nào?
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 (có đáp án)?
Dưới đây là đề thi học kì 1 môn Tiếng việt lớp 4 mà các bạn học sinh có thể tham khảo:
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: .... phút
(Đề 1)
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Gió vườn” (trang 65) Tiếng Việt 4 Tập 1.
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Theo em, tại sao nói gió “Làm bao việc nhỏ để thành lớn khôn.”?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
BUỔI SÁNG MÙA HÈ TRONG THUNG LŨNG
Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te. Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều… Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.
Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phiá đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải trên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn… Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đỏ ối những quả…
Nắng vàng lan nhanh xuống chân núi rồi rải vội lên đồng lúa. Bà con xã viên đã đổ ra đồng cấy mùa, gặt chiêm. Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói, cười nhộn nhịp, vui vẻ.
Mặt trời nhô dần lên cao, ánh nắng mỗi lúc một gay gắt. Dọc theo những con đường mới đắp, vượt qua chiếc cấu gỗ bắc qua con suối, từng tốp nam nữ thanh niên thoăn thoắt gánh lúa về sân phơi. Tiếng cười giòn tan vọng vào vách đá.
(Hoàng Hữu Bội)
Câu 1. Thũng lũng trong bài ở miền nào? (0,5 điểm)
A. Miền Bắc.
B. Miền Trung.
C. Miền Nam.
Câu 2. Câu văn nào trong bài tả cảnh bà con nông dân lao động rất vui? (0,5 điểm)
A. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.
B. Bà con xã viên đã đổ nhau ra đồng cấy mùa, gặt chiêm.
C. Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo choàng và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói cười nhộn nhịp vui vẻ.
D. Dọc theo những con đường mới đắp, vượt qua chiếc cấu gỗ bắc qua con suối, từng tốp nam nữ thanh niên thoăn thoắt gánh lúa về sân phơi.
Câu 3. Nội dung của bài văn là gì? (0,5 điểm)
A. Tả cảnh thung lũng ở vùng núi vào buổi sáng.
B. Tả cảnh sinh hoạt của bà con miền núi.
C. Tả cảnh buổi sáng mùa đông ở thung lũng.
D. Tả cảnh thung lũng và cảnh lao động của bà con nông dân ở miền núi phía Bắc vào một buổi sáng mùa hè.
Câu 4. Một số danh từ riêng chưa được viết hoa, em hãy tìm và viết lại cho đúng: (1 điểm)
Bấy giờ ở vùng núi cao phương bắc, có nàng âu cơ thuộc dòng họ thần nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm.
(Sự tích Con Rồng cháu Tiên)
Câu 5. Dựa vào bức tranh sau, em hãy chỉ ra động từ phù hợp và đặt câu với động từ đó: (1 điểm)
Câu 6. Em hãy tìm các tính từ có trong hai khổ thơ sau: (1 điểm)
Giàn gấc đan lá
Xanh một khoảng trời
Gió về gió quạt
Mát chỗ em ngồi...
Trái gấc xinh xinh
Chín vàng nắng đỏ
Bao nhiêu Mặt Trời
Ngủ say trong đó.
(Đặng Vương Hưng)
Câu 7. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (4 - 6 câu) có sử dụng biện pháp nhân hóa: (1,5 điểm)
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
(Trích)
Nếu chúng mình có phép lạ
Hóa trái bom thành trái ngon
Trong ruột không còn thuốc nổ
Chỉ toàn kẹo với bi tròn.
Nếu chúng mình có phép lạ!
Nếu chúng mình có phép lạ!
Định Hải
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết thư cho một người thân ở xa để thăm hỏi và kể về tình hình gia đình của em.
ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.
- Trả lời câu hỏi: Nói gió “Làm bao việc nhỏ để thành lớn khôn.” vì cần phải có sự thông thạo, quen thuộc từ những công việc nhỏ nhất, thì mới có thể làm được những việc lớn hơn thế. Khi ấy bản thân sẽ trưởng thành hơn rất nhiều!
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Câu 1. A. Miền Bắc.
Câu 2. C. Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo choàng và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói cười nhộn nhịp vui vẻ.
Câu 3. D. Tả cảnh thung lũng và cảnh lao động của bà con nông dân ở miền núi phía Bắc vào một buổi sáng mùa hè.
Câu 4. Bấy giờ ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm.
Câu 5.
- Động từ: múa.
- Đặt câu: Em tập múa 30 phút mỗi ngày.
Câu 6.
- Các tính từ: xanh, mát, xinh xinh, vàng, đỏ, say.
Câu 7.
Mỗi sáng em thức dậy thì đã thấy ông Mặt Trời lấp ló sau đỉnh núi. Chị gió luôn thoang thoảng qua những cánh đồng. Những cô mây múa lượn từng tầng. Trên cành cây, vài chú chim thi nhau hát chào ngày mới. Em yêu lắm buổi sáng ở quê hương em.
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)
1. Chính tả (4 điểm)
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
+ 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
+ 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
+ Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
+ 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
+ Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
- Trình bày (0,5 điểm):
+ 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
+ 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
2. Luyện tập (6 điểm)
- Trình bày dưới dạng một bức thư, thăm hỏi người thân ở xa và kể về tình hình gia đình của em, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bày xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý chi tiết:
Mở đầu:
- Địa điểm, thời gian viết thư, lời chào, lí do viết thư.
Thân bài:
- Thăm hỏi tình hình người nhận thư: Chị đã quen với cuộc sống ở đó rồi chứ ạ? Không biết ở trường mới chị đã quen nhiều bạn chưa ạ? Hằng ngày chị có ăn uống, nghỉ ngơi điều độ không?
- Nói về tình hình của em và gia đình: (1) Ở nhà, mọi chuyện vẫn bình thường. Bố mẹ vẫn khỏe và đi làm đều đặn, còn em thì vẫn chăm chỉ học hành theo lời chị dặn. (2) Buổi tối học bài rồi đi ngủ, không có chị bên cạnh, em nhớ chị lắm. (3) Dạo này trời cũng bắt đầu trở lạnh rồi, em đã phụ mẹ giặt và phơi khô áo quần mùa đông của chị.
- Lời nhắn nhủ: Khi nào nhận áo quần, chị nhớ viết thư hồi âm cho em nhé. Em mong thư của chị lắm!
Kết thúc
Lời chào, chữ kí của người viết thư.
Bài làm tham khảo Thái Bình, ngày 20 tháng 02 năm 2024 Chị Trà thân mến! Vậy là chị đã lên Hà Nội nhập học được hai tháng rồi. Chị đã quen với cuộc sống ở đó rồi chứ ạ? Đọc thư chị gửi, em cảm nhận được niềm vui khi được học tại ngôi trường mơ ước của chị. Nhưng em cũng lo lắng nhiều điều. Không biết ở trường mới chị đã quen nhiều bạn chưa ạ? Hằng ngày chị có ăn uống, nghỉ ngơi điều độ không? Hồi còn ở nhà, chị thường học tập quá chăm chú mà quên cả giờ đi ngủ, bây giờ ở một mình chị phải chú ý hơn nhé! Ở nhà, mọi chuyện vẫn bình thường. Bố mẹ vẫn khỏe và đi làm đều đặn, còn em thì vẫn chăm chỉ học hành theo lời chị dặn. Chỉ là thiếu chị, nhà dường như rộng và yên ắng hơn. Buổi tối học bài rồi đi ngủ, không có chị bên cạnh, em nhớ chị lắm. Dạo này trời cũng bắt đầu trở lạnh rồi, em đã phụ mẹ giặt và phơi khô áo quần mùa đông của chị. Chờ cuối tuần này, mẹ sẽ gửi xe khách lên Hà Nội cho chị nhé! Khi nào nhận áo quần, chị nhớ viết thư hồi âm cho em nhé. Em mong thư của chị lắm! Em gái. |
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 đi kèm đáp án? (Hình ảnh từ Internet)
Môn Tiếng Việt lớp 4 có ngữ liệu cần đạt như thế nào?
Căn cứ tại Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về ngữ liệu cần đạt trong môn Tiếng Việt lớp 4 như sau:
(1) Văn bản văn học
- Truyện cổ, truyện ngắn; đoạn (bài) văn miêu tả
- Đoạn thơ, bài thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ
- Kịch bản văn học
Độ dài của văn bản: truyện, kịch bản khoảng 280 - 330 chữ, bài miêu tả khoảng 200 - 250 chữ, thơ khoảng 100 - 120 chữ
(2) Văn bản thông tin
- Văn bản chỉ dẫn các bước thực hiện một công việc hoặc cách làm, cách sử dụng một sản phẩm
- Giấy mời
-Thư thăm hỏi, thư cảm ơn, thư xin lỗi
- Đơn (xin nghỉ học, xin nhập học)
- Báo cáo công việc
Độ dài của văn bản: khoảng 150 - 180 chữ
Yêu cầu cần đạt trong thực hành viết của học sinh lớp 4 như thế nào?
Căn cứ theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định yêu cầu cần đạt trong thực hành viết như sau:
- Viết được bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe với những chi tiết sáng tạo.
- Viết được bài tả người, phong cảnh có sử dụng so sánh, nhân hoá và những từ ngữ gợi tả để làm nổi bật đặc điểm của đối tượng được tả.
- Viết được đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân trước một sự việc hoặc một bài thơ, câu chuyện.
- Viết được đoạn văn nêu lí do vì sao tán thành hoặc phản đối về một hiện tượng, sự việc có ý nghĩa trong cuộc sống.
- Viết được đoạn văn giới thiệu về một nhân vật trong một cuốn sách hoặc bộ phim hoạt hình đã xem (hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ).
- Viết được báo cáo công việc, chương trình hoạt động, có sử dụng bảng biểu.
- Top 10 Mẫu viết đoạn văn về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ hay nhất?
- Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ môn Ngữ văn lớp 7? Việc đánh giá học sinh lớp 7 có mục đích là gì?
- Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Văn 11 kèm đáp án? Trường THPT chuyên được ưu tiên những gì để bảo đảm chất lượng giáo dục?
- Công dân học tập vn đăng nhập hướng dẫn chi tiết? Kinh phí thực hiện xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 2030?
- Mẫu Kịch bản tổ chức lễ Noel cho trẻ mầm non? Các loại hình của cơ sở giáo dục mầm non hiện nay?
- Tổng hợp đề thi cuối kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 8 có đáp án? Hội đồng kỷ luật học sinh trong trường trung học cơ sở gồm những ai?
- Chi tiết đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 có đi kèm đáp án? Mục tiêu xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS là gì?
- Top 3 bộ đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 đi kèm đáp án? Học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Top mẫu viết đoạn kết thúc khác cho một câu chuyện đã đọc, đã nghe lớp 4? Học sinh tiểu học hay còn gọi là học sinh cấp mấy?
- Mẫu đề thi học kì 1 lớp 6 Tiếng Anh mới nhất? Học sinh trung học cơ sở học trong bao nhiêu năm?