Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 đi kèm đáp án mới nhất? Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của môn Lịch sử lớp 12 như thế nào?

Tham khảo bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 có đáp án? Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của môn Lịch sử lớp 12 như thế nào?

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 đi kèm đáp án mới nhất?

Dưới đây là bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 đi kèm đáp án mà các bạn học sinh có thể tham khảo:

Đề thi học kì 1 Môn Lịch sử 12

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Câu 1: Nước nào sau đây không có mặt ở H­ội nghị cấp cao Ianta (2-1945)?

A. Pháp.

B. Mĩ.

C. Anh.

D. Liên Xô.

Câu 2: Vấn đề quan trọng hàng đầu và cấp­ bách nhất đặt ra cho các nước Đồng minh tại Hội nghị Ianta (2-1945) là

A. tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

B. phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

C. giải quyết vấn đề các nước phát xít chiến bại.

D. nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

Câu 3: Nhân dân Liên Xô nhanh chóng hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950) dựa vào

A. những tiến bộ khoa học - kĩ thuật.

B. tinh thần tự lực tự cường.

C. sự giúp đỡ của các nước Đông Âu.

D. có nguồn tài nguyên phong phú.

Câu 4: Ý nghĩa sự kiện Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo vào năm 1957?

A. Là nước đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

B. Đánh dấu bước phát triển của nền khoa học – kĩ thuật Liên Xô.

C. Chứng tỏ sự ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa so với chế độ tư bản chủ nghĩa.

D. Mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

Câu 5: Sắp xếp các sự kiện dưới đây theo đúng trình tự thời gian

1. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.

2. Trên bán đảo Triều Tiên ra đời hai nhà nước.

3. Nội chiến giữa Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản ở Trung Quốc.

4. Trung Quốc thu hồi Hồng Công và Ma Cao.

A. 4, 2, 3, 1.

B. 3, 2, 4, 1.

C. 3, 1, 2, 4.

D. 3, 2, 1, 4.

Câu 6: Xu thế toàn cầu hóa bắt đầu xuất hiện từ

A. đầu những năm 80 của thế kỉ XX.

B. giữa những năm 80 của thế kỉ XX.

C. cuối những năm 80 của thế kỉ XX.

D. đầu những năm 90 của thế kỉ XX.

Câu 7: Các quốc gia tham gia sáng lập tổ chức ASEAN là

A. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philipin.

B. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Brunây.

C. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia.

D. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Mianma.

Câu 8: Thành viên thứ 10 của tổ chức ASEAN là

A. Lào.

B. Mianma.

C. Campuchia.

D. Đông Timo.

Câu 9: Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật.

B. nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến.

C. do tài nguyên thiên nhiên phong phú.

D. do trình độ tập trung tư bản và sản xuất.

Câu 10: Nhật Bản kí kết hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật nhằm mục đích gì?

A. Mĩ muốn biến Nhật trở thành căn cứ quân sự.

B. Nhật Bản muốn lợi dụng vốn kĩ thuật của Mĩ để phát triển kinh tế

C. Tạo thế cân bằng giữa Mĩ và Nhật.

D. Hình thành liên minh Mĩ – Nhật chống các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 11: Từ những năm 70 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần 2 còn được gọi là gì?

A. cách mạng khoa học – công nghệ.

B. cách mạng công nghiệp.

C. cách mạng xanh.

D. cách mạng chất xám.

Câu 12: Chiến tranh lạnh chấm dứt đánh dấu bằng sự kiện nào?

A. Định ước Henxinki được kí kết năm 1975.

B. Các hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công của Mĩ và Liên Xô được kí kết những năm 1970.

C. Mĩ thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1975.

D. Nguyên thủ Mĩ và Liên Xô gặp nhau tại đảo Manta năm 1989.

Câu 13: Hội nghị thành lập Đảng đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt,… do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo gọi chung là

A. Tuyên ngôn của Đảng.

B. Luận cương chính trị của Đảng.

C. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

D. Lời kêu gọi toàn dân kháng chiến của Đảng.

Câu 14: Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam từ khi Đảng Cộng sản ra đời năm 1930 đến nay là

A. độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

B. giải phóng dân tộc, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.

C. dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

D. giải phóng dân tộc, giải phóng tất cả các giai cấp khỏi thân phận nô lệ.

Câu 15: Đến 3-1938, Đảng đổi tên từ Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương thành mặt trận nào?

A. Mặt trận phản đế Đông Dương.

B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

C. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

D. Mặt trận Thống nhất dân tộc Phản đế Đông Dương.

Câu 16: Các đoàn thể quần chúng trong Mặt trận Việt Minh là những

A. hội dân chủ.

B. hội phản đế.

C. hội cứu quốc.

D. hội Liên Việt.

Câu 17: Từ cuối tháng 9-1940 đến tháng 3-1945, nhân dân ta sống duới ách thống trị của

A. Pháp và Mĩ.

B. Anh và Pháp.

C. Nhật và Pháp.

D. Trung Hoa Dân quốc và Pháp.

Câu 18: Khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” thay cho khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp – Nhật” được đưa ra trong văn kiện nào?

A. Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng tháng 11-1939.

B. Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng tháng 5-1941.

C. Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ngày 12-3-1945.

D. Hội nghị toàn quốc của Đảng ngày 14, 15-8-1945.

Câu 19: Tổ chức nào được coi là tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam?

A. Trung đội Cứu quốc quân I.

B. Việt Nam Giải phóng quân.

C. Việt Nam cứu quốc quân.

D. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.

Câu 20: Mặt trận nào có vai trò chuẩn bị trực tiếp cho Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Mặt trận Thống nhất dân tộc Phản đế Đông Dương.

B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

C. Mặt trận Việt Minh

D. Mặt trận Liên Việt.

Câu 21: Trong Cao trào kháng Nhật cứu nước năm 1945, phong trào “phá kho thóc giải quyết nạn đói” diễn ra chủ yếu ở các tỉnh

A. Bắc Kì.

B. Trung Kì.

C. Bắc Kì và Bắc Trung Kì.

D. Trung Kì và Nam Kì.

Câu 22: Ngày 14-9-1946 ta kí với Pháp bản Tạm ước nhường thêm cho chúng một số quyền lợi về

A. kinh tế, chính trị.

B. kinh tế, văn hóa.

C. kinh tế, chính trị, văn hóa.

D. kinh tế, tài chính.

Câu 23: Để khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách của Chính phủ sau Cách mạng tháng Tám 1945, nhân dân ta đã hưởng ứng phong trào?

A. “Quỹ độc lập”.

B. “Ngày đồng tâm”.

C. “Tăng gia sản xuất”.

D. “Không một tấc đất bỏ hoang”.

Câu 24: Kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

A. Trung Hoa Dân quốc.

B. phát xít Nhật.

C. Mĩ và thực dân Anh.

D. thực dân Pháp.

Câu 25: Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 6-1-1946 của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám đã để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây?

A. Phát huy sức mạnh làm chủ đất nước của nhân dân.

B. Phải biết phân hóa, cô lập kẻ thù.

C. Mềm dẻo trong sách lược đấu tranh.

D. Nhân nhượng có giới hạn, có nguyên tắc.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1. (3 điểm) Trình bày nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển nền kinh tế các nước Mĩ – Tây Âu – Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai? Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ sự phát triển đó?

ĐÁP ÁN

A.PHẦN TRẮC NGHIỆM

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1

(1) Nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển kinh tế của các nước Mỹ - Tây Âu - Nhật Bản:

- Dựa vào thành tựu khoa học – kĩ thuât, điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất, hạ giá thành.

- Trình độ tập trung tư bản và tập trung sản xuất cao nên có sức sản xuất và cạnh tranh lớn.

- Vai trò điều tiết của nhà nước có hiệu quả.

(2) Bài học rút ra cho Việt Nam:

- Học hỏi và áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất, học hỏi kinh nghiệm quản lí từ các nước phát triển.

- Nhà nước cần thực hiện chính sách hợp lí, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với những biến động của thế giới và tình hình trong nước.

- Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã. Đặc biệt mở rộng nền kinh tế thị trường để có thể tăng cường giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa các nước.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 đi kèm đáp án mới nhất?

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 đi kèm đáp án mới nhất? Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của môn Lịch sử lớp 12 như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)

Mục tiêu chương trình môn Lịch sử là gì?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử lớp 12 ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định cụ thể về mục tiêu chương trình môn lịch sử như sau:

- Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử, biểu hiện của năng lực khoa học đã được hình thành ở cấp trung học cơ sở; góp phần giáo dục tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, các phẩm chất, năng lực của người công dân Việt Nam, công dân toàn cầu phù hợp với xu thế phát triển của thời đại;

- Môn Lịch sử giúp học sinh tiếp cận và nhận thức rõ vai trò, đặc điểm của khoa học lịch sử cũng như sự kết nối giữa sử học với các lĩnh vực khoa học và ngành nghề khác, tạo cơ sở để học sinh định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của môn Lịch sử lớp 12 như thế nào?

Căn cứ mục 4 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử cấp THPT ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT) quy định về yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của môn Lịch sử lớp 12 như sau:

Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử trên nền tảng kiến thức cơ bản và nâng cao về lịch sử thế giới, khu vực và Việt Nam thông qua hệ thống chủ đề, chuyên đề về lịch sử chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, văn minh. Năng lực lịch sử có các thành phần là: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Các biểu hiện cụ thể của năng lực lịch sử được trình bày như sau:

- Tìm hiểu lịch sử:

+ Nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử; hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình học tập.

+ Tái hiện và trình bày được dưới hình thức nói hoặc viết diễn trình của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; xác định được các sự kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể.

- Nhận thức và tư duy lịch sử

+ Giải thích được nguồn gốc, sự vận động của các sự kiện lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; chỉ ra được quá trình phát triển của lịch sử theo lịch đại và đồng đại; so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các sự kiện lịch sử, lí giải được mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử.

+ Đưa ra được những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử trên cơ sở nhận thức và tư duy lịch sử; hiểu được sự tiếp nối và thay đổi của lịch sử; biết suy nghĩ theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá, hay đi tìm câu trả lời về một sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

Rút ra được bài học lịch sử và vận dụng được kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; trên nền tảng đó, có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.

Môn lịch sử lớp 12
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
So sánh điểm giống và khác nhau giữa Hiệp định Sơ bộ và Hiệp định Giơnevơ?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 đi kèm đáp án mới nhất? Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của môn Lịch sử lớp 12 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tóm tắt Môn Lịch sử lớp 12 sử bài 3 các nước Đông Bắc Á? Yêu cầu cần đạt trong bối cảnh mở cửa kinh tế Trung Quốc từ 1978 đến hiện tại?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 22 tháng 12 năm 1944 Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ Nhất diễn ra vào thời gian nào? Môn Lịch sử có sứ mệnh gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chiến dịch 'Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không' 1972: Quân và dân miền Bắc bắn rơi bao nhiêu máy bay Mỹ?
Hỏi đáp Pháp luật
Thực dân pháp nổ súng xâm lược nước ta vào năm nào? Các đặc điểm ở môn Lịch sử lớp 12 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Liên Xô trước khi tan rã gồm bao nhiêu nước? Đặc điểm của môn Lịch sử lớp 12 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tóm tắt diễn biến của chiến tranh thế giới thứ 2 ngắn gọn? Mục tiêu của Chương trình môn Lịch sử cấp trung học phổ thông là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ nghĩa anh hùng cách mạng là gì? Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc là nội dung trong môn Lịch sử ở lớp mấy?
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 692
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;