Đề minh họa vào lớp 10 môn Toán 2025 Hà Nội kèm đáp án?

Đề minh họa vào lớp 10 môn Toán Hà Nội mới nhất thế nào? Đáp án đề minh họa vào lớp 10 môn Toán Hà Nội?

Đề minh họa vào lớp 10 môn Toán 2025 Hà Nội kèm đáp án?

>> Công bố đề thi minh họa môn GDCD thi vào lớp 10 của Hà Nội năm 2025?

>> Đề thi minh họa môn Tiếng Anh vào lớp 10 THPT Hà Nội theo chương trình giáo dục phổ thông 2018?

Ngày 29/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố cấu trúc định dạng và đề thi minh họa tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm 2025 được xây dựng theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại Thông báo 2988/TB-SGDĐT năm 2024.

>> Tải Thông báo 2988/TB-SGDĐT năm 2024.

Theo đó, đề minh họa vào lớp 10 môn Toán 2025 Hà Nội như sau:

Đề minh họa vào lớp 10 môn Toán

Đề minh họa vào lớp 10 môn Toán

Đáp án đề minh họa vào lớp 10 môn Toán Hà Nội 2025 Hà Nội:

Lưu ý: Đáp án trên mang tính chất tham khảo.

Đề minh họa vào lớp 10 môn Toán 2025 Hà Nội kèm đáp án?

Đề minh họa vào lớp 10 môn Toán 2025 Hà Nội kèm đáp án? (Hình từ Internet)

Tuổi của học sinh lớp 10 thế nào?

Tuổi học sinh trường trung học được quy định tại Điều 33 Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT như sau:

Tuổi của học sinh trường trung học
1. Tuổi của học sinh vào học lớp 6 là 11 tuổi. Tuổi của học sinh vào học lớp 10 là 15 tuổi. Đối với những học sinh được học vượt lớp ở cấp học trước hoặc học sinh vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định thì tuổi vào lớp 6 và lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp cấp học trước.
2. Học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn 03 tuổi so với tuổi quy định.
3. Học sinh không được lưu ban quá 03 lần trong một cấp học.
...

Vậy, tuổi của học sinh vào học lớp 10 là 15 tuổi. Đối với những học sinh được học vượt lớp ở cấp học trước hoặc học sinh vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học sinh lưu ban thì tuổi vào lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp cấp học trước.

Phương pháp đánh giá kết quả giáo dục môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 thế nào?

Căn cứ Mục 7 Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BG/DĐT, phương pháp đánh giá kết quả giáo dục môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 như sau:

Vận dụng kết hợp nhiều hình thức đánh giá (đánh giá quá trình, đánh giá định kì), nhiều phương pháp đánh giá (quan sát, ghi lại quá trình thực hiện, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, tự luận, kiểm tra viết, bài tập thực hành, các dự án/sản phẩm học tập, thực hiện nhiệm vụ thực tiễn,...) và vào những thời điểm thích hợp.

Đánh giá quá trình (hay đánh giá thường xuyên) do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, kết hợp với đánh giá của giáo viên các môn học khác, của bản thân học sinh được đánh giá và của các học sinh khác trong tổ, trong lớp hoặc đánh giá của cha mẹ học sinh. Đánh giá quá trình đi liền với tiến trình hoạt động học tập của học sinh, tránh tình trạng tách rời giữa quá trình dạy học và quá trình đánh giá, bảo đảm mục tiêu đánh giá vì sự tiến bộ trong học tập của học sinh.

Đánh giá định kì (hay đánh giá tổng kết) có mục đích chính là đánh giá việc thực hiện các mục tiêu học tập. Kết quả đánh giá định kì và đánh giá tổng kết được sử dụng để chứng nhận cấp độ học tập, công nhận thành tích của học sinh. Đánh giá định kì do cơ sở giáo dục tổ chức hoặc thông qua các kì kiểm tra, đánh giá quốc gia.

Đánh giá định kì còn được sử dụng để phục vụ quản lí các hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng ở cơ sở giáo dục và phục vụ phát triển chương trình môn Toán.

Đánh giá năng lực học sinh thông qua các bằng chứng biểu hiện kết quả đạt được trong quá trình thực hiện các hành động của học sinh.

Tiến trình đánh giá gồm các bước cơ bản như: xác định mục đích đánh giá; xác định bằng chứng cần thiết; lựa chọn các phương pháp, công cụ đánh giá thích hợp; thu thập bằng chứng; giải thích bằng chứng và đưa ra nhận xét.

Chú trọng việc lựa chọn phương pháp, công cụ đánh giá các thành tố của năng lực toán học. Cụ thể:

- Đánh giá năng lực tư duy và lập luận toán học: có thể sử dụng một số phương pháp, công cụ đánh giá như các câu hỏi (nói, viết), bài tập,... mà đòi hỏi học sinh phải trình bày, so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức; phải vận dụng kiến thức toán học để giải thích, lập luận.

- Đánh giá năng lực mô hình hoá toán học: lựa chọn những tình huống trong thực tiễn làm xuất hiện bài toán toán học.

Từ đó, đòi hỏi học sinh phải xác định được mô hình toán học (gồm công thức, phương trình, bảng biểu, đồ thị,...) cho tình huống xuất hiện trong bài toán thực tiễn; giải quyết được những vấn đề toán học trong mô hình được thiết lập; thể hiện và đánh giá được lời giải trong ngữ cảnh thực tiễn và cải tiến được mô hình nếu cách giải quyết không phù hợp.

- Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán học: có thể sử dụng các phương pháp như yêu cầu người học nhận dạng tình huống, phát hiện và trình bày vấn đề cần giải quyết; mô tả, giải thích các thông tin ban đầu, mục tiêu, mong muốn của tình huống vấn đề đang xem xét; thu thập, lựa chọn, sắp xếp thông tin và kết nối với kiến thức đã có; sử dụng các câu hỏi (có thể yêu cầu trả lời nói hoặc viết) đòi hỏi người học vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề, đặc biệt các vấn đề thực tiễn;

Đồng thời sử dụng phương pháp quan sát (như bảng kiểm theo các tiêu chí đã xác định), quan sát người học trong quá trình giải quyết vấn đề; đánh giá qua các sản phẩm thực hành của người học (chẳng hạn sản phẩm của các dự án học tập); quan tâm hợp lí đến các nhiệm vụ đánh giá mang tính tích hợp.

- Đánh giá năng lực giao tiếp toán học: có thể sử dụng các phương pháp như yêu cầu người học nghe hiểu, đọc hiểu, ghi chép (tóm tắt), phân tích, lựa chọn, trích xuất được được các thông tin toán học cơ bản, trọng tâm trong văn bản nói hoặc viết; sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường trong việc trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác.

- Đánh giá năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán: có thể sử dụng các phương pháp như yêu cầu người học nhận biết được tên gọi, tác dụng, quy cách sử dụng, cách thức bảo quản, ưu điểm, hạn chế của các công cụ, phương tiện học toán; trình bày được cách sử dụng (hợp lí) công cụ, phương tiện học toán để thực hiện nhiệm vụ học tập hoặc để diễn tả những lập luận, chứng minh toán học.

Khi giáo viên lên kế hoạch bài học, cần thiết lập các tiêu chí và cách thức đánh giá để bảo đảm ở cuối mỗi bài học học sinh đạt được các yêu cầu cơ bản dựa trên các tiêu chí đã nêu, trước khi thực hiện các hoạt động học tập tiếp theo.

>> Xem Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT:

Tải

Đề thi tuyển sinh lớp 10
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Anh 2025 minh họa của Sở GDĐT Tp Hà Nội?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có đề thi minh họa môn Tin học kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT TP Hà Nội mới nhất năm 2025-2026?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề thi minh họa môn Tiếng Anh kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT TP Hà Nội theo chương trình giáo dục phổ thông 2018?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề minh họa vào lớp 10 môn Toán 2025 Hà Nội kèm đáp án?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề minh họa môn Lịch sử và Địa lý thi vào lớp 10 Hà Nội năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề minh họa vào lớp 10 môn Văn 2025 Hà Nội theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 kèm đáp án?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ đề minh họa thi tuyển sinh lớp 10 THPT thành phố Hà Nội theo Chương trình GDPT 2018?
Hỏi đáp Pháp luật
Công bố đề thi minh họa môn GDCD thi vào lớp 10 của Hà Nội năm 2025?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;