Đề cương giới thiệu Nghị quyết 44-NQ/TW về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới như thế nào?

Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới ở Đề cương giới thiệu Nghị quyết 44-NQ/TW như thế nào? Học sinh có nhiệm vụ gì trong việc trong bảo vệ tổ quốc

Đề cương giới thiệu Nghị quyết 44-NQ/TW về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới như thế nào?

Vừa qua, Đề cương giới thiệu Nghị quyết 44-NQ/TW năm 2023 Tải về về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đã nêu ra một số nội dung cơ bản của Nghị quyết này.

Cụ thể, nội dung Nghị quyết 44-NQ/TW năm 2023 gồm 03 phần:

- Phần thứ nhất: Kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI và dự báo tình hình.

- Phần thứ hai: Nội dung cơ bản Nghị quyết Trung ương 8 khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

- Phần thứ ba: Tổ chức thực hiện.

Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng đã có Kế hoạch 1625/KH-STNMT năm 2024 Tải về triển khai thực hiện Nghị quyết 44-NQ/TW năm 2023 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 13 về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”

Cụ thể, mục tiêu Kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể Nghị quyết 44-NQ/TW năm 2023 về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đến năm 2030 như sau:

- Về mục tiêu chung: Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ thành quả cách mạng, sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bảo vệ nền văn hoá và uy tín, vị thế quốc tế của đất nước; bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; giữ vững, củng cố, tăng cường môi trường hoà bình để xây dựng, phát triển đất nước; đóng góp tích cực vào gìn giữ hoà bình khu vực, thế giới.

Về mục tiêu cụ thể:

- Không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu, nêu gương của Đảng. Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu có đủ phẩm chất, đạo đức, năng lực, uy tín, có tư duy đổi mới, có tầm nhìn chiến lược. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh gọn, trong sạch, vững mạnh toàn diện, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

- Kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của Nhân dân; tăng cường đồng thuận xã hội, củng cố, nâng cao niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; tăng cường đoàn kết trong toàn Đảng, làm hạt nhân để tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Tiếp tục hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển, nhất là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng cường chuyển đổi số, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển đất nước toàn diện, nhanh, bền vững. Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh; xây dựng nền công nghiệp quốc phòng, an ninh chủ động, tự lực, tự cường, lưỡng dụng, hiện đại, trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia.

- Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, phát huy giá trị văn hoá tốt đẹp, truyền thống dựng nước, giữ nước kiên cường bất khuất của dân tộc; tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

- Tăng cường nguồn lực quốc phòng, an ninh, xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; kiên quyết, kiên trì, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

Ngoài ra, Nghị quyết 44-NQ/TW năm 2023 sẽ có 06 nhiệm vụ, giải pháp như sau:

(1) Xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

(2) Tăng cường sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của Nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

(3) Về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước nhanh, toàn diện, bền vững; kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh.

(4) Về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

(5) Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

(6) Triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng.

Đề cương giới thiệu Nghị quyết 44-NQ/TW ...Tải về

Kế hoạch 1625/KH-STNMT năm 2024... Tải về

Đề cương giới thiệu Nghị quyết 44-NQ/TW về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới như thế nào?

Đề cương giới thiệu Nghị quyết 44-NQ/TW về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)

Nhiệm vụ của học sinh trong việc bảo vệ tổ quốc hiện nay là gì?

Căn cứ theo Điều 44 Hiến pháp 2013 có quy định:

Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.
Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.

Căn cứ theo Điều 40 Luật Trẻ em 2016 có quy định bổn phận đối với học sinh dưới 16 tuổi như sau:

Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước
1. Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng truyền thống lịch sử dân tộc; giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước.
2. Tuân thủ và chấp hành pháp luật; đoàn kết, hợp tác, giao lưu với bạn bè, trẻ em quốc tế phù hợp với độ tuổi và từng giai đoạn phát triển của trẻ em.

Như vậy, một số nhiệm vụ của học sinh trong việc bảo vệ tổ quốc nói riêng, công dân Việt nam nói chung hiện nay bao gồm:

- Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa; thực hiện tốt và đúng với tinh thần: "Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng".

- Cảnh giác trước âm mưu chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch; Biết phê phán, đấu tranh với những thái độ, việc làm chống phá nhà nước, gây chia rẽ, mất đoàn kết khối đại đoàn kết dân tộc, gây tổn hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc,

- Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương; tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa… Đối với các học sinh nam thì cần có trách niềm tham gia đăng kí tham gia huấn luyện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi và sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

- Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường THCS được thực hiện thế nào?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 08/2024/TT-BGDĐT Hướng dẫn lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có quy định ở cấp THCS sẽ thực hiện lồng ghép các nội dung về giáo dục, tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh, cụ thể bao gồm:

- Thực hiện lồng ghép trong các môn học và hoạt động giáo dục đối với từng lớp, theo sách giáo khoa do nhà trường lựa chọn, phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh ở từng địa phương, tập trung vào các môn học: Ngữ văn; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Nội dung giáo dục địa phương; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

- Chủ đề lồng ghép chung từ lớp 6 đến lớp 9: giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu nước của dân tộc Việt Nam trong dựng nước và giữ nước qua các thời kì lịch sử; bảo vệ chủ quyền biển, đảo; bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia; quyền lợi, trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giới thiệu một số sự kiện lịch sử chống giặc ngoại xâm; một số nội dung về bảo vệ thông tin cá nhân khi tham gia mạng xã hội; giới thiệu một số nội dung về phòng, chống tệ nạn xã hội đối với học sinh; chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước.

Giáo dục quốc phòng và an ninh
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
6 loại hình trường nào phải có môn giáo dục Quốc phòng và An ninh?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ đề lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh cấp trung học cơ sở như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra khi nào? Giáo viên giáo dục quốc phòng có phải là công chức?
Hỏi đáp Pháp luật
08 nhiệm vụ chung về giáo dục quốc phòng và an ninh năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thiết quân luật khẩn cấp là gì? Khi nào thì sẽ thiết quân luật khẩn cấp? Khi có thiết quân luật thì học sinh có phải nghỉ học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thiết quân luật là gì? Chi tiết 8 hình thức phổ biến giáo dục pháp luật hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
9 điều bị cấm khi thiết quân luật được thi hành? Học sinh phải có trách nhiệm tìm hiểu pháp luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn ném lựu đạn đúng kỹ thuật môn GDQP lớp 11? Lớp 11 theo quy định của pháp luật là bao nhiêu tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề cương giới thiệu Nghị quyết 44-NQ/TW về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đạt nhiều thành tích thể dục cấp tỉnh có được miễn học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh không?
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 1765

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;