15:40 | 16/12/2024

Đáp án module chuyển đổi số trong dạy học 2024 mới nhất? Định mức tiết dạy cụ thể của giáo viên THCS là ra sao?

Đáp án module chuyển đổi số trong dạy học 2024 mới nhất? Định mức tiết dạy cụ thể của giáo viên THCS là ra sao?

Đáp án module chuyển đổi số trong dạy học 2024 mới nhất?

Đáp án tập huấn chuyển đổi số trong giáo dục gồm các câu hỏi và gợi ý đáp án trắc nghiệm tập huấn chuyển đổi số, kỹ năng số, kiến thức nền tảng số dành cho giáo viên tham khảo khi làm bài kiểm tra cuối khóa tập huấn cập nhật mới nhất năm 2024

*Dưới đây là đáp án module chuyển đổi số trong dạy học 2024 mới nhất mà các thầy cô có thể tham khảo.

Đáp án module chuyển đổi số trong dạy học 2024 mới nhất?

Câu 1.Quyết định nào của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030?

A. Quyết định số 146/QĐ - TTg.

B. Quyết định số 411/QĐ - TTg.

C. Quyết định số 749/QĐ - TTg.

D. Quyết định số 942/QĐ - TTg.

Câu 2 Trước khi ra đời Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, Việt Nam có bao nhiêu năm thực hiện tin học hóa, ứng dụng công nghệ thông tin?

A. 5 năm.

B. 10 năm.

C. 20 năm

D. 30 năm.

Câu 3.03 trụ cột của chuyển đổi số quốc gia được xác định là?

A. Chính phủ số, hạ tầng số, nhận thức số.

B. Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

C. Thể chế số, kinh tế số, công dân số.

D. Chính quyền số, kinh tế số, hạ tầng số.

Câu 4 Chuyển đổi số có ý nghĩa và vai trò như thế nào đối với Việt Nam?

A. Chính phủ số giúp Chính phủ hoạt động hiệu quả, hiệu lực hơn, minh bạch hơn, giảm tham nhũng.

B. Kinh tế số thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra giá trị mới, giúp tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng mới, thoát bẫy thu nhập

trung bình.

C. Xã hội số giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, thu hẹp khoảng cách phát triển, giảm bất bình đẳng. Các ngành, lĩnh vực được tối ưu, thông minh hóa hướng đến nâng cao trải nghiệm và chất lượng cuộc sống của người dân.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 5 Năm 2023 là năm thứ bao nhiêu thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia?

A.. Năm thứ nhất.

B. Năm thứ hai.

C. Năm thứ ba.

D. Năm thứ năm.

>>> Xem tiếp trong file tải về.

2. Đáp án trắc nghiệm dữ liệu số

Câu 1 Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ Nhất diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. 1760-1840

B. 1870-1914

C. 1960 - hiện tại

D. 2000 - hiện tại

Câu 2 Ai là người đã cải thiện và hoàn thiện máy hơi nước, đóng vai trò quan trọng trong Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ Nhất?

A. Henry Ford

B. James Watt

C. Thomas Edison

D. Nikola Tesla

Câu 3 Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ Hai nổi bật với sự phát triển nào sau đây?

A. Máy hơi nước

B. Internet

C. Sự ra đời của dây chuyền sản xuất

D. Trí tuệ nhân tạo

Câu 4 Thập kỷ nào chứng kiến sự xuất hiện của máy tính cá nhân (PC)?

A. 1960

B. 1970

C. 1980

D. 1990

3. Đáp án trắc nghiệm kiến thức nền tảng số

Câu 1 Chuyển đổi số là gì?

A. Chuyển đổi số là một hướng phát triển lớn, đột phá, quan trọng của phát triển kinh tế, xã hội cấp tỉnh.

B. Chuyển đổi số là thay đổi để thích ứng với những cái thay đổi bởi công nghệ.

C. Chuyển đổi số là một quá trình để chuyển đổi các tài liệu giấy sang các tài liệu điện tử.

D. Chuyển đổi số là quá trình tự thay đổi cách sống và cách làm việc trên môi trường thực - số.

Câu 2 Ba cấp độ của chuyển đổi số là?

(1) Ứng dụng công nghệ thông tin; (2) Tin học hóa; (3) Số hóa,

(1) Số hóa; (2) Mô hình hoạt động số; (3) Chuyển đổi số;

(1) Ứng dụng công nghệ thông tin; (2) Số hóa; (3) Chuyển đổi số;

(1) Số hóa; (2) Phát triển số; (3) Ứng dụng công nghệ số

Câu 3 Đâu là nội dung đúng về Khai thác cơ hội số?

A. Là việc biểu diễn các thực thể (đối tượng, vạn vật) có trong tự nhiên, từ dạng tự nhiên, dạng vật lý (physical) sang dạng số, tạo ra phiên bản số của các thực thể và do đó tạo một cặp đôi thực - số (digital twin).

B. Là “số hóa quy trình”, “số hóa tổ chức” hay “số hóa doanh nghiệp” – là cấp độ dùng các công nghệ số và dữ liệu để xác định cách thức và quy trình hoạt động mới của tổ chức hay doanh nghiệp.

C. Là thay đổi ở cấp độ hệ thống của tổ chức theo mô hình hoạt động hay kinh doanh mới, với sự thay đổi của con người, thể chế và ứng dụng các công nghệ số trong tổ chức.

D. Cả ba nội dung trên đều sai.

Câu 4 Theo tài liệu khóa học, nội dung nào dưới đây được nêu trong một số gợi ý cho việc xây dựng kế hoạch số hóa đối đối với mọi tổ chức?

A. Số hóa không làm cho môi trường số trở nên phong phú hơn, làm cho tổ chức giàu tài sản hơn, nên luôn cần nghĩ đến việc tổ chức, lưu trữ và bảo vệ dữ liệu số hóa.

B. Cần có sự kết nối cấp độ số hóa với cấp độ chuyển đổi số khi lập kế hoạch số hóa.

C. Mô hình và quy trình hoạt động có thể thay đổi và điều chỉnh trong thực tế và do đó kế hoạch số hóa cũng cần điều chỉnh theo.

D. Nguyên lý cơ bản là số hóa nhằm tạo ra tài sản, tạo ra cơ hội số cho hoạt động của tổ chức trong môi trường số.

Câu 5 Môi trường số có ý nghĩa như thế nào với chúng ta?

A. Là hoạt động của các thực thể có thể được tính toán và điều khiển qua các phiên bản số (dữ liệu) được kết nối với chúng trên môi trường số.

B. Là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của các tổ chức và doanh nghiệp khi các cơ hội số ngày càng nhiều.

C. Là việc tạo ra các con số để mô tả và biểu diễn các thực thể, tức là tạo ra dữ liệu hay phiên bản số của các thực thể.

D. Là một nhánh của trí tuệ nhân tạo, có mục tiêu làm cho máy móc có khả năng học tập như con người.

*Trên đây là đáp án module chuyển đổi số trong dạy học 2024 mới nhất mà các thầy cô có thể tham khảo./.

Đáp án module chuyển đổi số trong dạy học 2024 mới nhất? Định mức tiết dạy cụ thể của giáo viên THCS là ra sao?

Đáp án module chuyển đổi số trong dạy học 2024 mới nhất? Định mức tiết dạy cụ thể của giáo viên THCS là ra sao? (Hình từ Internet)

Định mức tiết dạy cụ thể của giáo viên THCS là ra sao?

Căn cứ theo Điều 6 Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) như sau:

Định mức tiết dạy
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;
2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.
3. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành.

Theo đó, định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông;

Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;

Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì định mức tiết dạy của giáo viên THCS sẽ được chia thành:

- Đối với giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở.

- Giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.

Chế độ làm việc của giáo viên THCS ra sao?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) như sau:

Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
...
2. Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:
a) 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
b) 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
...

Như vậy, chế độ làm việc của giáo viên THCS sẽ là 42 tuần, trong đó:

- 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

- 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

- 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.

- 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

Bồi dưỡng giáo viên
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án module chuyển đổi số trong dạy học 2024 mới nhất? Định mức tiết dạy cụ thể của giáo viên THCS là ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
2 bộ đáp án Module 8 THCS THPT chi tiết nhất? Định mức tiết dạy của giáo viên trung học cơ sở hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới nhất? Nhiệm vụ của giáo viên mầm non là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tự luận tập huấn giáo viên Module 7 Tiểu học 2024 chi tiết nhất? Chấp hành nội quy là nhiệm vụ của học sinh tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Module 7 THCS lập kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Module 7 THPT bài tập cuối khóa? Tiêu chuẩn của nhà giáo là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp đáp án Module 8 tiểu học đầy đủ nhất? Trường tiểu học có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Module GVPT 15? Nhiệm vụ của giáo viên là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tập huấn giáo viên Module 7 THCS 2024 trắc nghiệm và tự luận? Giáo viên THCS có được tự ý cắt xén nội dung dạy học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án chi tiết Module 7 tiểu học download? 4 Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp giáo viên tiểu học cần có là gì?
Tác giả:
Lượt xem: 1520

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;