Danh sách 36 tổ hợp kì thi tốt nghiệp THPT năm 2025?
Danh sách 36 tổ hợp kì thi tốt nghiệp THPT năm 2025?
Dựa trên Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023, với 2 môn thi bắt buộc là Toán và Ngữ văn và 2 môn tự chọn từ 9 môn còn lại (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ), ta có thể tạo ra 36 tổ hợp môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025, như sau:
Tổ hợp 1. Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử
Tổ hợp 2. Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Vật lý
Tổ hợp 3. Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Hóa học
Tổ hợp 4. Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Sinh học
Tổ hợp 5. Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Địa lý
Tổ hợp 6. Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Giáo dục kinh tế và pháp luật
Tổ hợp 7. Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Tin học
Tổ hợp 8. Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Công nghệ
Tổ hợp 9. Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Vật lý
Tổ hợp 10. Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Hóa học
Tổ hợp 11. Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Sinh học
Tổ hợp 12. Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
Tổ hợp 13. Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật
Tổ hợp 14. Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Tin học
Tổ hợp 15. Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Công nghệ
Tổ hợp 16. Toán, Ngữ văn, Vật lý, Hóa học
Tổ hợp 17. Toán, Ngữ văn, Vật lý, Sinh học
Tổ hợp 18. Toán, Ngữ văn, Vật lý, Địa lý
Tổ hợp 19. Toán, Ngữ văn, Vật lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật
Tổ hợp 20. Toán, Ngữ văn, Vật lý, Tin học
Tổ hợp 21. Toán, Ngữ văn, Vật lý, Công nghệ
Tổ hợp 22. Toán, Ngữ văn, Hóa học, Sinh học
Tổ hợp 23. Toán, Ngữ văn, Hóa học, Địa lý
Tổ hợp 24. Toán, Ngữ văn, Hóa học, Giáo dục kinh tế và pháp luật
Tổ hợp 25. Toán, Ngữ văn, Hóa học, Tin học
Tổ hợp 26. Toán, Ngữ văn, Hóa học, Công nghệ
Tổ hợp 27. Toán, Ngữ văn, Sinh học, Địa lý
Tổ hợp 28. Toán, Ngữ văn, Sinh học, Giáo dục kinh tế và pháp luật
Tổ hợp 29. Toán, Ngữ văn, Sinh học, Tin học
Tổ hợp 30. Toán, Ngữ văn, Sinh học, Công nghệ
Tổ hợp 31. Toán, Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật
Tổ hợp 32. Toán, Ngữ văn, Địa lý, Tin học
Tổ hợp 33. Toán, Ngữ văn, Địa lý, Công nghệ
Tổ hợp 34. Toán, Ngữ văn, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học
Tổ hợp 35. Toán, Ngữ văn, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Công nghệ
Tổ hợp 36. Toán, Ngữ văn, Tin học, Công nghệ
Mỗi tổ hợp này gồm Toán, Ngữ văn và hai môn tự chọn khác trong danh sách đã quy định, mang lại tính linh hoạt cho học sinh khi chọn môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Danh sách 36 tổ hợp kì thi tốt nghiệp THPT năm 2025? (Hình từ internet)
Hội đồng thi THPTQG 2025 được tổ chức như thế nào?
Theo quy định tại Điều 10 Dự thảo thông tư Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông tải về thì hội đồng thi được tổ chức như sau:
- Mỗi tỉnh tổ chức một Hội đồng thi, do sở GDĐT chủ trì, để tổ chức thi cho tất cả các thí sinh đăng ký dự thi (ĐKDT) tại tỉnh. Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng có thể tổ chức cho các thí sinh dự thi tại Hội đồng thi do Sở GDĐT chủ trì hoặc tổ chức 01 Hội đồng thi do Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng chủ trì. Giám đốc sở GDĐT quyết định thành lập Hội đồng thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT (gọi tắt là Hội đồng thi).
- Thành phần Hội đồng thi:
+ Chủ tịch là Phó trưởng Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh;
+ Phó Chủ tịch là: Lãnh đạo sở GDĐT và/hoặc lãnh đạo cấp phòng thuộc sở GDĐT;
+ Ủy viên là: Lãnh đạo một số phòng thuộc sở GDĐT và/hoặc lãnh đạo trường phổ thông và/hoặc lãnh đạo trường THCS; trong đó, có 01 uỷ viên thường trực.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thi:
+ Chỉ đạo, xử lý các vấn đề diễn ra tại các Ban của Hội đồng thi trong quá tình thực hiện bảo đảm tổ chức thi theo đúng quy định của Quy chế thi; xây dựng phương án và tổ chức vận chuyển, bảo quản bảo đảm an toàn và bảo mật cho đề thi, bài thi và các tài liệu liên quan theo quy định của Quy chế thi;
+ Tổ chức việc tiếp nhận và xử lý thông tin, bằng chứng về vi phạm Quy chế thi theo quy định; giải đáp thắc mắc và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến tổ chức kỳ thi tại địa phương;
+ Thực hiện chế độ báo cáo và chuyển dữ liệu thi về Bộ GDĐT đúng thời hạn quy định; báo cáo kịp thời với Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia về công tác tổ chức thi của Hội đồng thi;
+ Đề nghị các cấp có thẩm quyền ra quyết định khen thưởng, kỷ luật (nếu có) đối với các thành viên Hội đồng thi.
+ Hội đồng thi sử dụng con dấu của sở GDĐT;
- Chủ tịch Hội đồng thi:
+ Thành lập các Ban của Hội đồng thi;
+ Điều hành toàn bộ hoạt động tổ chức thi theo nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thi;
+ Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng thi theo quy định.
- Các Ban, các Phó Chủ tịch và ủy viên Hội đồng thi chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thi.
- Các Hội đồng thi phải in thẻ đeo cho tất cả những người tham gia tổ chức Kỳ thi; thẻ đeo phải được đóng dấu treo của Sở GDĐT (hoặc của Điểm thi đối với những người làm nhiệm vụ tại Điểm thi); trên thẻ đeo cần ghi rõ tên Hội đồng thi, tên Điểm thi (hoặc tên Ban), họ tên người làm nhiệm vụ (có thể sử dụng màu thẻ đeo khác nhau cho các nhóm nhiệm vụ).
Nhiệm vụ của ban thư ký trong kì thi THPTQG 2025 như thế nào?
Theo quy định tại Điều 12 Dự thảo thông tư Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông tải về thì nhiệm vụ của ban thư ký trong kì thi THPTQG 2025 được quy định như sau:
- Tiếp nhận và quản lý dữ liệu ĐKDT thuộc sở GDĐT; đánh số báo danh, xếp phòng thi; chuẩn bị các tài liệu, mẫu, biểu dùng tại Điểm thi, phòng thi;
- Tiếp nhận, bảo quản bài thi tự luận của thí sinh được đóng trong bì/túi (sau đây gọi chung là túi) còn nguyên niêm phong của các Điểm thi; bàn giao bài thi tự luận được đóng trong các túi còn nguyên niêm phong của các Điểm thi cho Ban Làm phách; nhận, bảo quản bài thi tự luận đã làm phách và được đóng trong các túi còn nguyên niêm phong từ Ban Làm phách; bàn giao bài thi tự luận đã làm phách được đóng trong các túi còn nguyên niêm phong của Ban Làm phách cho Ban Chấm thi; nhận, bảo quản đầu phách được đóng trong các túi còn nguyên niêm phong từ Ban Làm phách sau khi việc chấm bài thi tự luận đã hoàn thành; tổng hợp kết quả chấm thi tự luận theo từng ngày; quản lý các tài liệu liên quan tới bài thi tự luận; lập biên bản xử lý điểm bài thi tự luận (nếu có); tổ chức nhập điểm bài thi tự luận;
- Tiếp nhận, bảo quản Phiếu TLTN của thí sinh được đóng túi còn nguyên niêm phong của các Điểm thi; bàn giao Phiếu TLTN được đóng trong các túi còn nguyên niêm phong của các Điểm thi cho Ban Chấm thi và thực hiện các công tác nghiệp vụ liên quan; quản lý các tài liệu liên quan tới Phiếu TLTN;
- Nhập điểm, đối sánh kiểm tra, phân tích kết quả thi, phổ điểm các bài thi, môn thi thành phần theo quy định; quản lý dữ liệu kết quả thi và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng thi phân công;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Hội đồng thi.
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?