Chương trình giáo dục cấp 1 phải mang tính kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo đúng không?

Chương trình giáo dục cấp 1 có mang tính kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo không?

Chương trình giáo dục cấp 1 phải mang tính kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo đúng không?

Căn cứ Điều 8 Luật Giáo dục 2019, chương trình giáo dục được quy định như sau:

Chương trình giáo dục
1. Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo.
2. Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế. Chương trình giáo dục là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện.
3. Chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa đối với giáo dục phổ thông; giáo trình và tài liệu giảng dạy đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.
4. Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ hoặc kết hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ, mô-đun mà người học tích lũy được khi theo học một chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi cho môn học hoặc tín chỉ, mô-đun tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyên ngành, nghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên cấp học, trình độ đào tạo cao hơn.
...

Vậy, chương trình giáo dục cấp 1 phải mang tính kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo.

Từ đó góp phần tạo điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế.

Chương trình giáo dục cấp 1 phải mang tính kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo đúng không?

Chương trình giáo dục cấp 1 phải mang tính kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo đúng không? (Hình từ Internet)

Chương trình giáo dục cấp 1 giúp học sinh có năng lực cốt lõi gì?

Căn cứ theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, Chương trình giáo dục cấp 1 giúp học sinh có 10 năng lực cốt lõi bao gồm:

- 03 Năng lực chung của học sinh:

+ Năng lực tự chủ và tự học

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- 07 Năng lực đặc thù của học sinh

+ Năng lực ngôn ngữ

+ Năng lực tính toán

+ Năng lực khoa học

+ Năng lực công nghệ

+ Năng lực tin học

+ Năng lực thẩm mĩ

+ Năng lực thể chất

>> Xem Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT: Tải (Lưu ý: Một số nội dung tại File này được sửa đổi bởi Điều 1, Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT)

Chương trình giáo dục cấp 1 có định hướng về phương pháp giáo dục thế nào?

Căn cứ theo Mục 6 Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, chương trình giáo dục cấp 1 có định hướng về phương pháp giáo dục như sau:

Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển.

Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống), được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học, đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thống tự động hoá của kĩ thuật số.

Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lí thuyết; thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.

Tuỳ theo mục tiêu, tính chất của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp nhưng phải bảo đảm mỗi học sinh được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.

Chương trình giáo dục cấp 1
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình giáo dục cấp 1 phải mang tính kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo đúng không?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;