Cấu trúc và cách dùng câu điều kiện trong chương trình Tiếng Anh? Ví dụ minh họa?

Câu điều kiện trong chương trình Tiếng Anh có cấu trúc và cách dùng như thế nào? Cho ví dụ minh họa với từng loại?

Cấu trúc và cách dùng câu điều kiện trong chương trình Tiếng Anh?

Câu điều kiện là một trong những cấu trúc quan trọng trong chương trình môn tiếng Anh, nhằm diễn đạt các giả định về tình huống có thể xảy ra hoặc không thể xảy ra trong thực tế. Việc nắm vững cấu trúc và cách dùng câu điều kiện sẽ giúp các bạn học sinh học tốt dạng ngữ pháp này trong môn Tiếng Anh.

Câu điều kiện loại 0

- Diễn tả sự việc luôn đúng hoặc luôn xảy ra dựa trên một giả thiết.

Cấu trúc: If + S + V(s,es), S+ V(s,es)

Ví dụ: If you heat water to 100 degrees Celcius, it changes into steam.

Câu điều kiện loại 1

- Câu điều kiện loại 1 dùng để diễn tả sự việc có nhiều khả năng sẽ xảy ra từ một giả thiết nào đó.

- Câu điều kiện là câu gồm hai phần: Một phần nêu lên điều kiện của hành động và một phần còn lại nêu kết quả của hành động đó, hay còn gọi là mệnh đề chỉ điều kiện (thường bắt đầu với if) và mệnh đề chính (chứa will/ would)

- Mệnh đề chỉ điều kiện thì luôn đi liền sau từ if.

Cấu trúc: If + S + V(s,es), S + Will/Can/shall…… + V

Ví dụ: If the weather is good, we can go for a picnic.

Lưu ý:

- Mệnh đề “If” khi được đặt trước mệnh đề chính ta phải dùng dấu phẩy “,”

- Các động từ khuyết thiếu (can, may, should, must,…) có thể được dùng để thay thế “will” trong mệnh đề chính

- Đôi khi thì hiện tại đơn có thể được dùng trong mệnh đề chính, khi diễn tả một quy luật, một sự thật hiển nhiên, một điều kiện luôn luôn đúng

Câu điều kiện loại 2

- Câu điều kiện loại 2 diễn tả một giả thiết ít có khả năng xảy ra ở hiện tại, đưa đến một kết quả cũng ít có khả năng xảy ra.

Cấu trúc: If + S + V2/ Ved, S +would/ Could/ Should…+ V

To be: were/weren't

Ví dụ: If I chose to study medicine, my family would be proud of me.

Lưu ý:

- Mệnh đề “If” khi được đặt trước mệnh đề chính ta phải dùng dấu phẩy “,”

- Các động từ khuyết thiếu (could, might, had to,…) có thể được dùng để thay thế “would” trong mệnh đề chính

- Đôi khi thì hiện tại đơn có thể được dùng trong mệnh đề chính, khi diễn tả một quy luật, một sự thật hiển nhiên, một điều kiện luôn luôn đúng.

Câu điều kiện loại 3

- Diễn tả một giả thiết hoàn toàn không có khả năng xảy ra và kết quả tương ứng từ giả thiết này.

Cấu trúc: If + S + Had + V(pp)/Ved, S + would/ could…+ have + V(pp)/ Ved

Ví dụ: If you had not helped me, I wouldn’t have been able to finish the work.

Câu điều kiện ở dạng đảo

- Đảo ngữ câu điều kiện loại 1: Should + S + (not) + V, S + will +V

Ex: If I meet him tomorrow, I will give him this letter.

= Should I meet him tomorrow, I will give him this letter

- Đảo ngữ câu điều kiện loại 2: Were + S + O/ (not) + to + V, S + would + V

Ex: If I were you, I would buy this house. = Were I you, I would buy this house

If I knew his address, I'd give it to you. = Were I to know his address, I’d give it to you.

- Đảo ngữ câu điều kiện loại 3: Had + S + (not) + Ved/ V3, S + would have + Ved/ V3

Ex: If he had driven carefully, the accident wouldn't have happened.

= Had he driven carefully, the accident wouldn't have happened.

Lưu ý: Thông tin cấu trúc và cách dùng câu điều kiện trong chương trình Tiếng Anh chỉ mang tính chất tham khảo!

Cấu trúc và cách dùng câu điều kiện

Cấu trúc và cách dùng câu điều kiện trong chương trình Tiếng Anh? Ví dụ minh họa? (Hình từ Internet)

Mục tiêu của chương trình Tiếng Anh đối với học sinh lớp 9 là gì?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu của chương trình Tiếng Anh đối với học sinh lớp 9 như sau:

- Sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhằm đáp ứng các nhu cầu giao tiếp cơ bản và trực tiếp trong những tình huống gần gũi và thường nhật.

- Có kiến thức cơ bản về tiếng Anh, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; thông qua tiếng Anh, có những hiểu biết khái quát về đất nước, con người, nền văn hoá của các quốc gia nói tiếng Anh và của các quốc gia khác trên thế giới, đồng thời có hiểu biết và tự hào về những giá trị của nền văn hoá dân tộc mình.

- Có thái độ tích cực đối với môn học và việc học tiếng Anh, bước đầu biết sử dụng tiếng Anh để tìm hiểu các môn học khác trong chương trình giáo dục phổ thông.

- Hình thành và áp dụng các phương pháp và chiến lược học tập khác nhau để phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh trong và ngoài lớp học, quản lý thời gian học tập và hình thành thói quen tự học.

Học sinh lớp 9 hiện nay đã được áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chưa?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về lộ trình thực hiện của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như sau:

Chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo lộ trình như sau:
1. Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
2. Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.
3. Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.
4. Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.
5. Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Như vậy, theo lộ trình được quy định, học sinh lớp 9 trong năm nay, năm học 2024-2025 đã được áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Môn Tiếng Anh lớp 9
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đề thi học kì 1 lớp 9 English mới nhất 2024 2025? Kĩ năng ngôn ngữ Tiếng Anh mà học sinh lớp 9 cần đạt là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Các topic thường gặp trong các đề thi Tiếng Anh lớp 9? Yêu cầu cần đạt về kỹ năng ngôn ngữ Tiếng Anh đối với học sinh lớp 9 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Cấu trúc và cách dùng câu điều kiện trong chương trình Tiếng Anh? Ví dụ minh họa?
Tác giả:
Lượt xem: 106
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;