Cấp độ tổ chức sống là gì? Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống là kiến thức lớp mấy?

Cấp độ tổ chức sống được định nghĩa là gì? Lớp mấy học giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống?

Cấp độ tổ chức sống là gì?

Căn cứ Mục 8 Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, cấp độ tổ chức sống được định nghĩa: là một hệ thống được cấu thành bởi cơ chế tương tác giữa các yếu tố cấu trúc, giữa các chức năng, giữa cấu trúc và chức năng.

Hệ thống sinh giới có các cấp độ khác nhau về đặc tính nổi trội tồn tại theo trật tự thứ bậc: phân tử - tế bào - cơ thể - quần thể - quần xã (hệ sinh thái) - sinh quyển.

>> Xem toàn bộ Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT: Tải

Cấp độ tổ chức sống là gì? Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống là kiến thức lớp mấy?

Cấp độ tổ chức sống là gì? Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống là kiến thức lớp mấy? (Hình từ Internet)

Lớp mấy học giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống là kiến thức dảng dạy cho học sinh lớp 10.

Trong đó, giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống bao gồm:

- Khái niệm và đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống

- Các cấp độ tổ chức sống

- Quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống

- Khái niệm và đặc điểm của cấp độ tổ chức sống

Yêu cầu cần đạt khi học sinh lớp 10 học nội dung về giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống:

- Phát biểu được khái niệm cấp độ tổ chức sống.

- Trình bày được các đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống.

- Các cấp độ tổ chức sống

- Dựa vào sơ đồ, phân biệt được cấp độ tổ chức sống.

- Quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống

- Giải thích được mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống.

Giáo dục môn Sinh học định hướng phương pháp hình thành, phát triển phẩm chất chủ yếu, năng lực chung cho học sinh lớp 10 thế nào?

Căn cứ Mục 6 Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, giáo dục môn Sinh học định hướng phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung cho học sinh lớp 10 như sau:

(1) Phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu

Thông qua việc tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động thực hành, dã ngoại, thảo luận, làm việc nhóm, thực hiện dự án nghiên cứu,…

Môn Sinh học giáo dục cho học sinh tình yêu thiên nhiên, niềm tự hào về sự đa dạng và phong phú của tài nguyên sinh vật Việt Nam, trách nhiệm công dân trong việc giữ gìn, phát huy và bảo tồn sự đa dạng, phong phú của tài nguyên thiên nhiên; rèn luyện cho học sinh các đức tính chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.

(2) Phương pháp hình thành, phát triển các năng lực chung

Môn Sinh học có nhiều ưu thế hình thành và phát triển các năng lực chung đã quy định trong Chương trình tổng thể.

Phát triển các năng lực đó cũng chính là để nâng cao chất lượng giáo dục sinh học.

- Năng lực tự chủ và tự học:

Trong dạy học môn Sinh học, năng lực tự chủ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động thực hành, làm dự án, thiết kế các hoạt động thực nghiệm trong phòng thực hành , ngoài thực địa, đặc biệt trong tổ chức tìm hiểu thế giới sống.

Định hướng tự chủ, tích cực, chủ động trong phương pháp dạy học mà môn Sinh học chú trọng là cơ hội giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực tự học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:

Trong môn Sinh học, việc tìm kiếm, trao đổi thông tin trong quá trình quan sát, xây dựng giả thuyết khoa học, lập và thực hiện kế hoạch kiểm chứng giả thuyết, thu thập và xử lí dữ kiện, tổng hợp kết quả và trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu giúp học sinh phát triển các kĩ năng giao tiếp và hợp tác.

Đặc biệt, khi thực hiện các bài thực hành, các dự án nghiên cứu, các hoạt động trải nghiệm theo nhóm, mỗi thành viên có trách nhiệm thực hiện các phần việc khác nhau, trao đổi thông tin, trình bày, chia sẻ ý tưởng với nhau để hoàn thành nhiệm vụ chung.

Đó là những cơ hội mà môn Sinh học tạo ra để phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác ở học sinh.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

Giải quyết vấn đề và sáng tạo là hoạt động đặc thù trong quá trình tìm hiểu và khám phá thế giới sống, vì vậy, phát triển năng lực này là một trong những nội dung giáo dục cốt lõi của môn Sinh học.

Năng lực chung này được hình thành, phát triển trong quá trình tổ chức cho học sinh đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch tìm hiểu các hiện tượng đa dạng của thế giới sống gần gũi với cuộc sống hằng ngày.

Môn sinh học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài khái quát về tế bào Sinh học 10 Cánh Diều?
Hỏi đáp Pháp luật
Môn sinh học 10 Chân trời sáng tạo bài 1 là bài gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chuẩn bị bài môn Sinh học 10 chân trời sáng tạo?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh đạt 03 mức độ trong Chương trình môn Sinh học đáp ứng những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Một số hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục môn Sinh học?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung môn Sinh học lớp 12 gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cấp độ tổ chức sống là gì? Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống là kiến thức lớp mấy?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;