Cảm nghĩ về ngày 20 tháng 11 ngắn gọn? Ngày Nhà giáo Việt Nam giáo viên có được nghỉ hay không?
Cảm nghĩ về ngày 20 tháng 11 ngắn gọn?
Ngày 20 tháng 11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam, một ngày lễ đặc biệt để tôn vinh những người thầy, người cô đã và đang cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây là ngày để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã dành tâm huyết, kiến thức và tình yêu thương để giáo dục chúng ta.
Cảm nghĩ về ngày 20 tháng 11 ngắn gọn? Mỗi khi tháng 11 về, lòng em lại dâng trào những cảm xúc khó tả. Đó là cảm xúc của sự biết ơn, kính trọng đối với những người thầy, người cô đã dạy dỗ em. Ngày 20/11 - Ngày Nhà giáo Việt Nam như một dịp để em ôn lại những kỷ niệm đẹp đẽ về thời cắp sách đến trường. Thầy cô là những người lái đò đưa chúng em cập bến tri thức. Những kiến thức bao la, những bài học quý giá mà thầy cô truyền đạt cho chúng em mỗi ngày như những hạt giống nhỏ bé gieo vào tâm hồn chúng em. Nhờ có thầy cô, em đã được mở mang tầm mắt, hiểu biết thêm về cuộc sống, về xã hội. Em còn nhớ những ngày đầu tiên bước vào lớp Một, lòng em vừa háo hức, vừa lo lắng. Nhờ có thầy cô luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ, em đã nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới. Những bài giảng sinh động, những câu chuyện hay, những trò chơi bổ ích của thầy cô đã giúp em yêu thích việc học. Thầy cô không chỉ là những người thầy, người cô mà còn là những người bạn, những người tâm sự. Em có thể chia sẻ với thầy cô những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Thầy cô luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra những lời khuyên chân thành. Ngày nay, khi đã lớn hơn, em mới hiểu hết công lao to lớn của thầy cô. Thầy cô đã dành trọn tâm huyết, tình yêu thương để dạy dỗ chúng em. Thầy cô không chỉ dạy chúng em kiến thức mà còn dạy chúng em cách làm người, cách sống có ích cho xã hội. Nhân ngày 20/11, em xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến tất cả các thầy cô. Chúc thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp trồng người. Em hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng thầy cô. |
*Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo./.
Tham khảo một số mẫu cảm nghĩ về ngày 20 tháng 11 ngắn gọn? Ngày Nhà giáo Việt Nam giáo viên có được nghỉ hay không? (Hình từ Internet)
Ngày tôn vinh và biểu dương Nhà giáo Việt Nam ngày 20 tháng 11 giáo viên có được nghỉ hay không?
Theo Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định về quyền của viên chức về nghỉ ngơi như sau:
Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
....
Đồng thời, nghỉ lễ, tết được quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Ngoài ra tại Thông tư 26-TT-1982 có quy định như sau:
3. Trong ngày 20 tháng 11, các trường học có thể sắp xếp lại việc học tập, giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và địa phương.
Từng trường học cần có những hình thức sinh hoạt phong phú, gọn nhẹ như giới thiệu truyền thống nhà giáo; kể lại những kỷ niệm sâu sắc nhất trong nghề dạy học; trích đọc thư của học sinh gửi về trường; mời học sinh có nhiều thành tích trong sản xuất, học tập, công tác và chiến đấu về trường nói chuyện; hội thảo về vinh dự, trách nhiệm của cô giáo, thầy giáo; giáo dục lòng yêu nghề, yêu trẻ cho học sinh trường sư phạm; tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao ...
Các trường học cần sơ kết thi đua và phát động đợt thi đua mới nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra trong học kỳ I.
Từ nhiều năm nay , các địa phương đã có kinh nghiệm tổ chức ngày 20 tháng 11. Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định của Hội đồng Bộ trưởng bảo dảm được ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam, các địa phương cần thực hiện thông tư này và vận dụng các kinh nghiệm tốt để ngày 20 tháng 11 hàng năm được tổ chức thật trọng thể, thiết thực, tránh hình thức phô trương, gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Do đó, mặc dù ngày 20 tháng 11 không phải là một ngày nghỉ lễ tết theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, tuy nhiên trong ngày này, các trường học có thể sắp xếp lại việc học tập, giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và địa phương.
Như vậy, ngày tôn vinh và biểu dương Nhà giáo Việt Nam ngày 20 tháng 11 giáo viên sẽ được nghỉ tùy vào sự sắp xếp của từng trường.
Lễ kỷ niệm ngày tôn vinh và biểu dương Nhà giáo Việt Nam được tổ chức như thế nào?
Theo Điều 9 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định về tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống như sau:
Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
1. Năm tròn
a) Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
b) Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
- Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
c) Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
2. Năm khác: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
...
Theo đó, lễ kỷ niệm tôn vinh và biểu dương ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sẽ được tổ chức vào năm tròn, mà năm 2024 là 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (1982-2024), không phải là năm tròn nên không tổ chức lễ kỷ niệm
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội nổi bật về sự kiên trì là chìa khóa thành công? Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cần đạt gì về Viết?
- Mẫu viết bài văn kể lại truyện Tấm Cám ngắn gọn? Học sinh lớp 6 phải viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích?
- Top mẫu văn tả đồ chơi mà em yêu thích nhất lớp 5? Nội dung đánh giá học sinh lớp 5 hiện nay là gì?
- File word mẫu bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu năm 2024 của Đảng viên? Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu bản cam kết?
- Soạn bài Lai Tân lớp 8 ngắn nhất? Yêu cầu về năng lực nhận biết lịch sử văn học Việt Nam lớp 8 ra sao?