Cách viết đơn xin nghỉ học dành cho học sinh?
Cách viết đơn xin nghỉ học dành cho học sinh?
Năm học mới 2024-2025 đã bắt đầu vừa qua theo Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024, Bộ Giáo dục Đào tạo Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc đã triển khai tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2024 hầu hết trên các trường cả nước.
Vì vậy khi vào năm học các em học sinh kể cả tiểu học, THCS và THPT nếu có việc, sự cố cần nghỉ thì có thể tham khảo Mẫu đơn và hướng dẫn cách viết đơn xin nghỉ học mới nhất 2024 tại đây:
Mẫu đơn xin nghỉ học mới nhất dành cho phụ huynh học sinh gồm các nội dung sau: (1) Phần mở đầu có quốc hiệu và tiêu ngữ thể hiện tính trang trọng và tôn kính của đơn xin phép. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc ĐƠN XIN PHÉP NGHỈ HỌC (2) Đối tượng nhận đơn xin nghỉ học: có thể là ban giám hiệu giáo viên chủ nhiệm và toàn thể thầy cô bộ môn lớp. (3) Phần nội dung: thông tin phụ huynh và học sinh, bao gồm tên, lớp học. (4) Lý do viết đơn xin nghỉ học. (5) Thời gian nghỉ, thời gian đi học lại (6) Đảm bảo của phụ huynh/học sinh, lời hứa của học sinh (7) Lời cảm ơn (8) Ký tên xác nhận |
Hướng dẫn chi tiết cách viết đơn xin nghỉ học dành cho học sinh - Quốc hiệu, tiêu ngữ: (Nên ghi cẩn thận đầy đủ, chú ý những từ cần viết hoa) "Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc" - Địa điểm ghi đơn, ngày ... tháng ... năm (Thường được nằm bên tay phải học sinh điền ngày bắt đầu viết đơn vào đây, trường hợp xin phép bù ngày đã nghỉ cũng sẽ ghi ngày mà học sinh ghi đơn). - ĐƠN XIN PHÉP NGHỈ HỌC (Đây là Tên đơn cần phải có ghi in hoa tất cả) - Kính gửi: (Đây là phần cần phải có thể hiện đơn được gửi cho ai để xin phép học sinh điền theo thứ tự: + Hiệu trưởng trường .... + Giáo viên chủ nhiệm lớp…………………... + Thầy cô giáo bộ môn lớp Ví dụ: - Kính gửi: Ban giám hiệu nhà trường cùng thầy cô giáo chủ nhiệm lớp.... - Em tên là: Ghi rõ họ và tên học sinh (Ghi in hoa) - Em là học sinh lớp: Ghi rõ tên lớp hiện học sinh đang học. - Thơi gian xin nghỉ học: Nay em làm đơn này xin phép cho Thầy/cô cho phép em nghỉ học ngày: (Ghi rõ ngày mà học sinh sẽ nghỉ phép hoặc nghỉ phép bù thì ghi ngày đã nghỉ). - Lý do : Cần trình bày lý do tại sao cần nghỉ học ví dụ: ốm, gia đình có chuyện quan trọng, tai nạn, nhập viện theo dõi,… nếu nghỉ lâu cần có giấy tờ của bệnh viện xác nhận. Trường hợp này lưu ý học sinh cần ghi rõ lý do càng cụ thể càng tốt. Tránh việc ghi chung chung ví dụ: có việc gia đình, đi đám cưới..... thì sẽ có khả năng cao không được xét duyệt. - Lời cam kết và chữ ký của học sinh cũng như phụ huynh học sinh xác định việc nghỉ học của học sinh. Ví dụ: + Sau thời gian nghỉ học, em hứa sẽ ghi chép và học bài đầy đủ. Nếu nói dối hoặc không học bài em xin chịu mọi hình phạt mà cố và nhà trường đưa gia. Mong được sự đồng ý của cô. + Em hứa sẽ chép bài, học bài và làm bài tập đầy đủ. Kính mong thầy cô xem xét, cho em được nghỉ buổi học này. - Cuối cùng là lời cảm ơn chân thành + Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô đã duyệt cho em nghỉ phép. - Xác nhận của phụ huynh học sinh: Phụ huynh ký tên và ghi rõ họ tên **Ghi chú: Các em học sinh tùy theo cấp học cũng có thể dựa vào để viết đơn xin nghỉ học theo mẫu trên. |
*Lưu ý: nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
>>> Tải về Đơn xin nghỉ học dành cho học sinh
>>> Tải về Đơn xin nghỉ học dành cho phụ huynh xin nghỉ học cho con em.
Cách viết đơn xin nghỉ học dành cho học sinh? (Hình từ Internet)
Học sinh được xin nghỉ học có phép bao nhiêu buổi?
Căn cứ Điều 12 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông Ban hành kèm theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT như sau:
Được lên lớp, đánh giá lại trong kì nghỉ hè, không được lên lớp
1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp hoặc được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông:
a) Kết quả rèn luyện cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè theo quy định tại Điều 13 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.
b) Kết quả học tập cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại các môn học theo quy định tại Điều 14 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.
c) Nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục).
2. Trường hợp học sinh phải rèn luyện trong kì nghỉ hè thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư này; học sinh phải kiểm tra, đánh giá lại môn học trong kì nghỉ hè thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
3. Học sinh không đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này thì không được lên lớp hoặc không được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông.
4. Đối với học sinh khuyết tật: Hiệu trưởng căn cứ kết quả đánh giá học sinh khuyết tật theo quy định tại Điều 11 Thông tư này để xét lên lớp hoặc công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông đối với học sinh khuyết tật.
Có thể thấy rằng học sinh sẽ không được nghỉ quá 45 buổi trong 1 năm học dù cho có phép hay không phép. Nếu nghỉ quá số buổi này học sinh sẽ không được lên lớp.
Như vậy, học sinh được nghỉ học có phép tối đa 45 buổi trong 1 năm học.
Học sinh xin nghỉ học có phép có cần học bù hay không?
Căn cứ Điều 12 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông Ban hành kèm theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Được lên lớp, đánh giá lại trong kì nghỉ hè, không được lên lớp
1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp hoặc được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông:
a) Kết quả rèn luyện cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè theo quy định tại Điều 13 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.
b) Kết quả học tập cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại các môn học theo quy định tại Điều 14 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.
c) Nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục).
...
Như vậy, có thể thấy rằng hiện nay không có quy định rằng sẽ buộc phải học bù đối với học sinh xin nghỉ học có phép. Tuy nhiên vấn đề này đã được học sinh cam kết là sẽ bổ sung bài và làm bài tập đầy đủ khi ghi đơn xin phép.
Vì vậy đây là trách nhiệm mà học sinh cần phải tự giác có ý thức thực hiện sau khi nghỉ phép bằng cách mượn tập vở của bạn bè và hỏi lại bạn bè bài học hôm trước đã nghỉ. Tốt hơn nữa học sinh có thể chủ động lên mạng tìm hiểu lại những bài giảng của giáo viên khác để củng cố kiến thức.
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội về trí tuệ nhân tạo? Học sinh lớp mấy bước đầu viết bài văn nghị luận xã hội?
- Mẫu bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu của giáo viên năm 2024? Hướng dẫn cách viết mẫu bản cam kết?
- Mẫu phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà ngắn gọn lớp 8? Chương trình giáo dục phổ thông gồm những giai đoạn giáo dục nào?
- Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết? Học sinh lớp 11 được học bao nhiêu chuyên đề trong môn Lịch sử?
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?