Chi tiết 02 đề thi cuối kì 1 lớp 1 môn Tiếng Việt đi kèm đáp án? Những kiến thức Tiếng Việt nào mà học sinh lớp 1 sẽ được học?

Học sinh tham khảo chi tiết 02 đề thi cuối kì 1 lớp 1 môn Tiếng Việt đi kèm đáp án? Những kiến thức Tiếng Việt nào mà học sinh lớp 1 sẽ được học?

Chi tiết 02 đề thi cuối kì 1 lớp 1 môn Tiếng Việt đi kèm đáp án?

Dưới đây là chi tiết đề thi cuối kì 1 lớp 1 môn Tiếng Việt mới nhất mà các bạn có thể tham khảo:

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi cuối kì 1 lớp 1 môn Tiếng Việt

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 1

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

PHẦN I. ĐỌC

sương sớm

sông Hồng

nâng cấp

nước có ga

ốc luộc

suôn sẻ

- Khi đi lên phố, mẹ sẽ mua cho bé nước có ga.

- Sông Hồng là dòng sông rất lớn ở phía Bức nước ta.

- Tóc chị Hằng suôn mượt nhất nhà.

PHẦN II. VIẾT

Câu 1. Nối

Câu 2. Điền vào chỗ trống en / ên / un

Câu 3. Tập chép

Sông Hồng là dòng sông rất lớn ở phía Bắc nước ta.

ĐÁP ÁN

PHẦN I. ĐỌC

- HS đánh vần (đọc thầm) một lượt các tiếng có trong đề trước khi đọc thành tiếng.

- Chú ý phát âm rõ ràng từng tiếng một.

- Đọc liền mạch các tiếng cạnh nhau, không tự ý dừng hoặc ngắt quá lâu giữa câu.

PHẦN II. VIẾT

Câu 1.

Câu 2.

Câu 3.

- HS chép đúng các chữ

- Khoảng cách giữa các chữ đều nhau, đúng quy định

- Chữ viết đẹp, đều, liền nét

- Trình bày sạch sẽ, gọn gàng

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi cuối kì 1 lớp 1 môn Tiếng Việt

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 1

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

PHẦN I. ĐỌC

Mẹ vừa đi họp ở xa về. Mẹ có quà cho cả nhà. Cả nhà xem mẹ chia quà. Quà cho bé Na là 5 liếp sữa bò. Quà cho chị Tâm là yếm tím. Quà cho bố là hộp trà thơm.

PHẦN II. VIẾT

Câu 1. Dựa vào nội dung ở bài đọc ở phần I, em hãy nối đúng:

Câu 2. Điền vào chỗ trống ua hoặc ưa

Câu 3. Tập chép

Quà của mẹ là hộp kem que, bé mê lắm.

ĐÁP ÁN

PHẦN I. ĐỌC

- HS đánh vần (đọc thầm) một lượt các tiếng có trong đề trước khi đọc thành tiếng.

- Chú ý phát âm rõ ràng từng tiếng một.

- Đọc liền mạch các tiếng cạnh nhau, không tự ý dừng hoặc ngắt quá lâu giữa câu.

PHẦN II. VIẾT

Câu 1.

Câu 2.

Câu 3.

- HS chép đúng các chữ

- Khoảng cách giữa các chữ đều nhau, đúng quy định

- Chữ viết đẹp, đều, liền nét

- Trình bày sạch sẽ, gọn gàng

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Chi tiết 02 đề thi cuối kì 1 lớp 1 môn Tiếng Việt đi kèm đáp án?

Chi tiết 02 đề thi cuối kì 1 lớp 1 môn Tiếng Việt đi kèm đáp án? Những kiến thức Tiếng Việt nào mà học sinh lớp 1 sẽ được học? (Hình ảnh từ Internet)

Những kiến thức Tiếng Việt nào mà học sinh lớp 1 sẽ được học?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, kiến thức Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 bao gồm:

- Âm, vần, thanh; chữ và dấu thanh

- Quy tắc chính tả phân biệt: c và k, g và gh, ng và ngh

- Quy tắc viết hoa: viết hoa chữ cái đầu câu, viết hoa tên riêng

- Vốn từ theo chủ điểm: Từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm gần gũi

- Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi: đánh dấu kết thúc câu

- Từ xưng hô thông dụng khi giao tiếp ở nhà và ở trường

- Một số nghi thức giao tiếp thông dụng ở nhà và ở trường: chào hỏi, giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, xin phép

- Thông tin bằng hình ảnh (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ)

Yêu cầu cần đạt về kỹ thuật đọc Môn Tiếng Việt lớp 1 ra sao?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định cụ thể về yêu cầu cần đạt về kỹ thuật đọc Môn Tiếng Việt lớp 1 như sau:

- Ngồi (hoặc đứng) thẳng lưng; sách, vở mở rộng trên mặt bàn (hoặc trên hai tay). Giữ khoảng cách giữa mắt với sách, vở khoảng 25cm.

- Đọc đúng âm, vần, tiếng, từ, câu (có thể đọc chưa thật đúng một số tiếng có vần khó, ít dùng).

- Đọc đúng và rõ ràng đoạn văn hoặc văn bản ngắn. Tốc độ đọc khoảng 40 - 60 tiếng trong 1 phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu hay ở chỗ kết thúc dòng thơ.

- Bước đầu biết đọc thầm.

- Nhận biết được bìa sách và tên sách.

Đánh giá học sinh lớp 1 bằng những phương pháp nào?

Căn cứ theo Điều 5 Quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT giáo viên có thể đánh giá học sinh lớp 1 bằng các phương pháp sau:

- Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.

- Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.

- Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.

- Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.

Cùng chủ đề
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;