Cách tính điểm cộng ưu tiên 2024 theo khu vực khi xét tuyển đại học?
Cách tính điểm cộng ưu tiên 2024 xét tuyển đại học? Học sinh tại khu vực nào không được cộng điểm ưu tiên?
Theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT và Điều 7 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT, cách tính điểm cộng ưu tiên 2024 đối với thí sinh tham gia xét tuyển đại học theo khu vực như sau:
Điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức:
Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên
Trong đó, các mức điểm ưu tiên tương ứng với tổng điểm 3 môn (trong tổ hợp môn xét tuyển) theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi (không nhân hệ số); trường hợp phương thức tuyển sinh sử dụng thang điểm khác thì mức điểm ưu tiên được quy đổi tương đương.
Cụ thể mức điểm ưu tiên như sau:
Khu vực | Mô tả khu vực và điều kiện |
Khu vực 1 (KV1) Cộng 0.75 điểm | Các xã khu vực 1, 2, 3và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. |
Khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) Cộng 0.5 điểm | Các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3; |
Khu vực 2 (KV2) Cộng 0.25 điểm | Các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương (trừ các xã thuộc KV1). |
Bên cạnh đó, thí sinh tại các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương sẽ không được tính điểm ưu tiên.
Việt Nam hiện có 05 thành phố trực thuộc Trung ương gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Cách tính điểm cộng ưu tiên 2024 xét tuyển đại học? (Hình từ Internet)
Các trường đại học phải nâng cấp phần mềm xét tuyển đảm bảo quy định về điểm ưu tiên đúng không?
Căn cứ tiểu mục 4 Mục 3 Công văn 1957/BGDĐT-GDĐH năm 2024 như sau:
Phần mềm xét tuyển
- Đối với CSĐT sử dụng phần mềm riêng để xét tuyển, CSĐT đặc biệt lưu ý: Nâng cấp phần mềm xét tuyển để bảo đảm đúng với cấu trúc dữ liệu và các quy định hiện hành (điểm ưu tiên và mức điểm tính ưu tiên...);
- CSĐT sử dụng nhiều tổ hợp, nhiều phương thức xét tuyển thì phần mềm phải xét tuyển tất các các phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển cho thí sinh (nếu thí sinh đáp ứng các quy định) theo đúng ĐATS đã công bố;
- Kiểm tra, rà soát kỹ để thí sinh trúng tuyển theo khả năng trúng tuyển cao nhất vào ngành.
Theo đó,Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt lưu ý các trường đại học cần nâng cấp phần mềm xét tuyển để bảo đảm đúng với cấu trúc dữ liệu và các quy định hiện hành, trong đó có điểm ưu tiên.
Các trường đại học xét tuyển và xử lý nguyện vọng theo kế hoạch chung như thế nào?
Căn cứ Điều 20 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT, các trường đại học xét tuyển và xử lý nguyện vọng theo kế hoạch chung như sau:
- Các trường đại học tự chủ tổ chức xét tuyển theo các phương thức và tiêu chí xét tuyển riêng, hoặc tự nguyện phối hợp theo nhóm để tổ chức xét tuyển theo các phương thức và tiêu chí xét tuyển chung.
Bộ GDĐT hướng dẫn lịch trình xét tuyển và hỗ trợ việc xử lý nguyện vọng trên hệ thống.
- Sau khi kết thúc thời gian đăng ký nguyện vọng trên hệ thống, trường đại học tải thông tin, dữ liệu từ hệ thống để phục vụ xét tuyển, bao gồm dữ liệu đăng ký nguyện vọng và kết quả thi tốt nghiệp THPT, kết quả học tập cấp THPT của những thí sinh dự tuyển vào trường đại học theo các phương thức tuyển sinh.
- Nguyên tắc xét tuyển
+ Điểm trúng tuyển được xác định để số lượng tuyển được theo từng ngành, chương trình đào tạo phù hợp với số lượng chỉ tiêu đã công bố, nhưng không thấp hơn ngưỡng đầu vào;
+ Đối với một ngành đào tạo (hoặc một chương trình đào tạo) theo một phương thức và tổ hợp môn, tất cả thí sinh được xét chọn bình đẳng theo điểm xét không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 20 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT;
+ Trường hợp nhiều thí sinh có cùng điểm xét ở cuối danh sách, trường đại học có thể sử dụng tiêu chí phụ là thứ tự nguyện vọng (để xét chọn những thí sinh có thứ tự nguyện vọng cao hơn);
+ Việc sử dụng điểm ưu tiên khu vực, đối tượng để xét tuyển đảm bảo thống nhất, đồng bộ với quy định về điểm ưu tiên được quy định tại Điều 7 của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT.
- Sau mỗi chu kỳ xét tuyển, trường đại học tải lên hệ thống danh sách thí sinh dự kiến đủ điều kiện trúng tuyển các ngành, chương trình đào tạo (theo các phương thức tuyển sinh).
Hệ thống xử lý nguyện vọng sẽ tự động loại bỏ khỏi danh sách những nguyện vọng thấp của thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển nhiều nguyện vọng, trả lại danh sách thí sinh dự kiến trúng tuyển theo nguyện vọng cao nhất.
- Căn cứ kết quả xử lý nguyện vọng, trường đại học lặp lại quy trình xét tuyển ở chu kỳ sau, điều chỉnh điểm trúng tuyển cho phù hợp với chỉ tiêu trong thời hạn quy định.
Ở chu kỳ cuối, trường đại học quyết định điểm trúng tuyển vào các ngành, chương trình đào tạo (theo các phương thức tuyển sinh) và tải lên hệ thống danh sách (chính thức) thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển.
Trên cơ sở kết quả xử lý nguyện vọng cuối cùng, trường đại học quyết định danh sách thí sinh trúng tuyển vào các ngành, chương trình đào tạo.
- Trường đại học công bố điểm trúng tuyển (và các điều kiện, tiêu chí phụ nếu có) vào các ngành, chương trình đào tạo theo các phương thức tuyển sinh; tổ chức cho thí sinh tra cứu kết quả xét tuyển của cá nhân trên trang thông tin điện tử của trường đại học (hoặc của nhóm trường đại học phối hợp xét tuyển).
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?