Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là gì?
Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là gì?
Cân bằng hóa học, các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là một trong các nội dung mà học sinh lớp 11 được học. Có thể hiểu cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ của phản ứng nghịch.
Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là: Nhiệt độ, nồng độ và áp suất. Cụ thể:
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cân bằng hóa học: khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nhiệt độ, tức là chiều phản ứng thu nhiệt, nghĩa là chiều làm giảm tác động của việc tăng nhiệt độ và ngược lại.
Ảnh hưởng của nồng độ: khi tăng nồng độ một chất trong phản ứng thì cân bằng hóa học bị phá vỡ và chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ của chất đó và ngược lại.
Ảnh hưởng của áp suất: khi tăng áp suất chung của hệ, thì cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm áp suất, tức là chiều làm giảm số mol khí và ngược lại. Áp suất chỉ ảnh hưởng khi có chất khí tham gia.
Lưu ý: nội dung các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học chỉ mang tính chất tham khảo!
Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là gì? (Hình từ Internet)
Nội dung cần đạt được trong chương cân bằng hóa học môn Hóa học lớp 11?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT nội dung cần đạt được trong chương cân bằng hóa học môn Hóa học lớp 1 như sau:
- Khái niệm về cân bằng hoá học:
+ Trình bày được khái niệm phản ứng thuận nghịch và trạng thái cân bằng của một phản ứng thuận nghịch.
+ Viết được biểu thức hằng số cân bằng (KC) của một phản ứng thuận nghịch.
+ Thực hiện được thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới chuyển dịch cân bằng:
(1) Phản ứng: 2NO2 N2O4
(2) Phản ứng thuỷ phân sodium acetate.
+ Vận dụng được nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier để giải thích ảnh hưởng của nhiệt độ, nồng độ, áp suất đến cân bằng hoá học
- Cân bằng trong dung dịch nước:
+ Nêu được khái niệm sự điện li, chất điện li, chất không điện li.
+ Trình bày được thuyết Brønsted - Lowry về acid - base.
+ Nêu được khái niệm và ý nghĩa của pH trong thực tiễn (liên hệ giá trị pH ở các bộ phận trong cơ thể với sức khoẻ con người, pH của đất, nước tới sự phát triển của động thực vật,...).
+ Viết được biểu thức tính pH (pH = -lg[H+] hoặc [H+] = 10-pH) và biết cách sử dụng các chất chỉ thị để xác định pH (môi trường acid, base, trung tính) bằng các chất chỉ thị phổ biến như giấy chỉ thị màu, quỳ tím, phenolphthalein,...
+ Nêu được nguyên tắc xác định nồng độ acid, base mạnh bằng phương pháp chuẩn độ.
+ Thực hiện được thí nghiệm chuẩn độ acid - base: Chuẩn độ dung dịch base mạnh (sodium hydroxide) bằng acid mạnh (hydrochloric acid).
+ Trình bày được ý nghĩa thực tiễn cân bằng trong dung dịch nước của ion Al3+, Fe3+
Bộ thiết bị dạy học Hoá học gồm có những gì?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT bộ thiết bị dạy học Hoá học gồm có:
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học; bảng tính tan/độ tan của muối và hydroxide; bảng cấu hình electron kim loại/ ion kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất; bảng màu sắc của một số hợp chất của kim loại chuyển tiếp.
- Tranh ảnh giới thiệu hình học của một số phức chất, của muối Cu2+ trong dung môi nước; cấu tạo của một số phức chất sinh học heme B, chlorophyll, vitamin B12 và dùng trong y học như cisplatin, carboplatin,...; biểu tượng 3R; tái chế nhôm; công nghiệp silicate; sản xuất xi măng, gốm sứ công nghiệp và thủ công. Tranh vẽ sơ đồ chưng cất, chế hoá và ứng dụng của dầu mỏ. Tranh ảnh về ứng dụng của alkane, alkene, alkadiene, arene trong thực tiễn; ứng dụng của dẫn xuất halogen; alcohol và phenol trong thực tiễn; vai trò của amino acid, vai trò của glucose, tinh bột trong cuộc sống.
- Mô hình/bộ lắp ráp phân tử dạng rỗng, dạng đặc của một số alkane; benzene, dẫn xuất halogen, ethylic alcohol (ancol etylic) và phenol; amine, amino acid, peptide và protein.
- Học liệu điện tử:
+ Phần mềm: phần mềm để tính toán; phần mềm thí nghiệm ảo.
+ Video một số thí nghiệm độc hại, nguy hiểm gây nổ, thí nghiệm phức tạp,... ví dụ như các thí nghiệm với chlorine, bromine,... kim loại kiềm, kiềm thổ tương tác với nước,...
Các thiết bị dùng để thực hành
- Dụng cụ phân tích, đo lường: bộ dụng cụ điện phân dung dịch copper (II) sulfate và dung dịch sodium chloride; dụng cụ thử tính dẫn điện; pH mét cầm tay;...
- Có đủ thiết bị, dụng cụ, hóa chất theo danh mục thiết bị dạy học tối thiếu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định
- Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết? Học sinh lớp 11 được học bao nhiêu chuyên đề trong môn Lịch sử?
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?