Các trường hợp giải thể trường cao đẳng sư phạm từ 20/11/2024?
Các trường hợp giải thể trường cao đẳng sư phạm từ 20/11/2024?
Căn cứ khoản 1 Điều 93 Nghị định 125/2024/NĐ-CP trường cao đẳng sư phạm bị giải thể khi thuộc một trong 06 trường hợp sau đây:
(1) Vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của nhà trường.
(2) Hết thời hạn đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ.
(3) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
(4) Không bảo đảm chất lượng giáo dục.
(5) Không được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực.
(6) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm.
Các trường hợp giải thể trường cao đẳng sư phạm từ 20/11/2024? (Hình ảnh từ Internet)
Trình tự thủ tục giải thể trường cao đẳng sư phạm được quy định như thế nào?
Căn cứ vào khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 93 Nghị định 125/2024/NĐ-CP thì trình tự giải thể trường cao đẳng sư phạm được quy định như sau:
Bước 1: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định giải thể trường cao đẳng sư phạm
Bước 2: Nộp hồ sơ giải thể trường cao đẳng sư phạm bao gồm:
- Trường cao đẳng sư phạm bị giải thể theo trường hợp (1), (2), (3), (4) và (5) mục trên, hồ sơ giải thể bao gồm:
+ Báo cáo kèm minh chứng về các vi phạm của nhà trường.
+ Phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan.
- Trường cao đẳng sư phạm bị giải thể theo quy định tại trường hợp (6) mục trên, hồ sơ gồm:
+ Tờ trình đề nghị giải thể trường cao đẳng sư phạm (theo Mẫu số 08 Phụ lục 2 Nghị định 125/2024/NĐ-CP)
+ Đề án giải thể trường cao đẳng sư phạm (theo Mẫu số 09 Phụ lục 2 Nghị định 125/2024/NĐ-CP)
Bước 3: Thực hiện theo trình tự sau:
- Trường hợp trường cao đẳng sư phạm bị giải thể theo trường hợp (1), (2), (3), (4) và (5):
+ Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra tình trạng thực tế của trường, lập biên bản và thông báo cho nhà trường về hành vi vi phạm.
+ Sau đó trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có kết quả kiểm tra, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định việc giải thể trường cao đẳng sư phạm.
- Trường hợp trường cao đẳng sư phạm bị giải thể theo trường hợp (6):
+ Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm b khoản 3 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải thể, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định việc giải thể trường cao đẳng sư phạm.
Trường hợp muốn sáp nhập trường cao đẳng sư phạm vào trường đại học thì thủ tục sáp nhập như thế nào?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 92 Nghị định 125/2024/NĐ-CP có quy định về hồ sơ và thủ tục trình tự sáp nhập trường cao đẳng sư phạm vào trường đại học, cụ thể:
(1) Hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị sáp nhập của trường đại học (theo Mẫu số 06 Phụ lục 2 Nghị định 125/2024/NĐ-CP) kèm theo ý kiến đồng thuận của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với trường đại học và trường cao đẳng công lập hoặc ý kiến đồng thuận của hội đồng trường đại học tư thục và hội đồng quản trị trường cao đẳng tư thục;
- Văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đại học đặt trụ sở chính;
- Đề án sáp nhập trường (theo Mẫu số 07 Phụ lục 2 Nghị định 125/2024/NĐ-CP).
(2) Trình tự thủ tục sáp nhập được thực hiện như sau:
Bước 1: Trường đại học gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm a khoản này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho nhà trường; nếu hồ sơ hợp lệ thì Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành có liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế điều kiện sáp nhập; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều này.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho nhà trường và nêu rõ lý do.
- Quyết định sáp nhập trường cao đẳng vào trường đại học (theo Mẫu số 10 Phụ lục 2 Nghị định 125/2024/NĐ-CP) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Quyết định giải thể trường cao đẳng sư phạm (theo Mẫu số 10 Phụ lục 2 kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Mẫu viết bài văn kể lại truyện Tấm Cám ngắn gọn? Học sinh lớp 6 phải viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích?
- Top mẫu văn tả đồ chơi mà em yêu thích nhất lớp 5? Nội dung đánh giá học sinh lớp 5 hiện nay là gì?
- File word mẫu bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu năm 2024 của Đảng viên? Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu bản cam kết?
- Soạn bài Lai Tân lớp 8 ngắn nhất? Yêu cầu về năng lực nhận biết lịch sử văn học Việt Nam lớp 8 ra sao?
- Cách viết bản kiểm điểm Đảng viên: kết quả khắc phục hạn chế khuyết điểm?
- Văn tả về ông của em lớp 5 ngắn gọn? Nội dung đánh giá học sinh lớp 5 mới nhất 2024 là gì?
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội về tình yêu thương lớp 12? Phẩm chất nhân ái của học sinh lớp 12 cần đảm bảo yêu cầu gì?
- Soạn bài Giọt sương đêm lớp 6 ngắn gọn? Yêu cầu cần đạt về năng lực văn học của học sinh lớp 6 là gì?
- Vì sao nói cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng triệt để nhất? Yêu cầu cần đạt khi học về cách mạng tư sản?
- Cách ghi hạn chế khuyết điểm và nguyên nhân của Đảng viên theo mẫu 02A-HD KĐ.ĐG 2023 mới nhất?