Các bản hiệp ước bất bình đẳng Nhà Nguyễn kí với Pháp? Đánh giá định kì học sinh lớp 12 như thế nào?

Triều đình Nhà nguyễn đã bạc nhược kí với Pháp các bản hiệp ước bất bình đẳng nào, nội dung Các bản hiệp ước bất bình đẳng Nhà Nguyễn kí với Pháp ra sao?

Các bản hiệp ước bất bình đẳng Nhà Nguyễn kí với Pháp?

Tháng 6/1862, triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất, chính thức thừa nhận quyền cai quản của thực dân Pháp ở ba tỉnh Đông Nam Kì. Tuy nhiên đây chỉ là bản hiệp ước bất bình đẳng Nhà Nguyễn kí với Pháp đầu tiên.

Các bản hiệp ước bất bình đẳng Nhà Nguyễn kí với Pháp lần lượt như sau:

1. Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862:

- Triều đình Huế nhượng lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường) và đảo Côn Lôn cho Pháp. Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán. Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô và bãi bỏ lệnh cấm đạo. Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.

- Hiệp ước Nhâm Tuất là bản hiệp ước bất bình đẳng Nhà Nguyễn kí với Pháp đầu tiên.

2. Hiệp ước Giáp Tuất năm 1874:

- Triều đình Huế thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ hoàn toàn thuộc Pháp. Pháp rút quân khỏi Bắc Kỳ nhưng triều đình phải mở cửa cho Pháp tự do buôn bán và truyền đạo.

- Hiệp ước Giáp Tuất đã chính thức công nhận sự mất mát của toàn bộ Nam Kỳ, làm suy yếu nghiêm trọng chủ quyền quốc gia và phụ thuộc vào Pháp trong các vấn đề ngoại giao và thương mại.

3. Hiệp ước Harmand (Hiệp ước Hắc-măng, còn được gọi là Hiệp ước Quý Mùi, năm 1883):

- Triều đình Huế thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kỳ để nhập vào Nam Kỳ thuộc Pháp. Triều đình chỉ được cai quản Trung Kỳ nhưng phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế. Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm.

- Hiệp ước này làm mất đi quyền tự chủ của triều đình Huế, biến triều đình thành bù nhìn dưới sự kiểm soát của Pháp, và làm mất đi quyền kiểm soát đối nội và đối ngoại.

4. Hiệp ước Patenôtre năm 1884 (Hiệp ước Pa tơ nốt):

- Củng cố thêm quyền bảo hộ của Pháp, với các điều khoản chi tiết hơn về sự kiểm soát của Pháp tại Việt Nam. Triều đình Huế phải chấp nhận sự hiện diện của các viên chức Pháp trong các công việc nội bộ.

- Hiệp ước này tiếp tục khẳng định sự mất chủ quyền của triều đình Huế phải chịu sự giám sát và kiểm soát chặt chẽ từ phía Pháp.

Các bản hiệp ước bất bình đẳng Nhà Nguyễn kí với Pháp? Đánh giá định kì học sinh lớp 12 như thế nào?

Các bản hiệp ước bất bình đẳng Nhà Nguyễn kí với Pháp? Đánh giá định kì học sinh lớp 12 như thế nào? (Hình từ Internet)

Đánh giá định kì học sinh lớp 12 như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định đánh giá định kì (không thực hiện đối với cụm chuyên đề học tập), gồm đánh giá giữa kì và đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập.

- Thời gian làm bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có từ 70 tiết/năm học trở xuống là 45 phút, đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có trên 70 tiết/năm học từ 60 phút đến 90 phút; đối với môn chuyên tối đa 120 phút.

- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng điểm số, đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề kiểm tra, đáp ứng theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.

- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng nhận xét, bài thực hành, dự án học tập, phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông trước khi thực hiện.

Căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh lớp 12 là gì?

Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh lớp 12 như sau:

- Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình tổng thể và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định trong Chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông.

- Giáo viên môn học nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập môn học.

- Giáo viên chủ nhiệm theo dõi quá trình rèn luyện và học tập của học sinh; tham khảo nhận xét, đánh giá của giáo viên môn học, thông tin phản hồi của cha mẹ học sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình giáo dục học sinh; hướng dẫn học sinh tự nhận xét; trên cơ sở đó nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh theo các mức quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT.

Môn lịch sử lớp 12
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tóm tắt kiến thức Lịch Sử 12 bài 1? Nội dung học đầu tiên trong môn Lịch sử lớp 12 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tóm tắt diễn biến chính của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông từ tháng 4 năm 1975 đến nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Tóm tắt Lịch sử 12 sơ đồ tư duy? Học sinh lớp 12 năm 2024 sinh năm mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Các giai đoạn phát triển của ASEAN từ năm 1967 đến nay? Các nội dung được học về ASEAN môn Lịch sử lớp 12?
Hỏi đáp Pháp luật
Các bản hiệp ước bất bình đẳng Nhà Nguyễn kí với Pháp? Đánh giá định kì học sinh lớp 12 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế độ thực dân kiểu cũ và chế độ thực dân kiểu mới khác nhau thế nào? Thời lượng cho các mạch nội dung môn Lịch sử lớp 12?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp sự kiện nổi bật trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 đến 1975? Nội dung cốt lõi môn Lịch sử lớp 12 có gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược giai đoạn 1953-1954 môn Lịch sử lớp 12? Các đặc điểm môn Lịch sử lớp 12?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt Chủ nghĩa đế quốc và Chủ nghĩa thực dân? Mục đích đánh giá kết quả giáo dục lịch sử là gì?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 129

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;