Bảng chữ cái viết hoa, viết thường cho học sinh lớp 1 mới nhất?

Bảng chữ cái viết hoa, viết thường cho học sinh lớp 1 tham khảo mới nhất như thế nào? Kiến thức Tiếng Việt của học sinh lớp 1 gồm những gì?

Bảng chữ cái viết hoa, viết thường cho học sinh lớp 1 mới nhất?

Bảng chữ cái viết hoa, viết thường cho học sinh lớp 1 mới nhất là mẫu được ban hành kèm theo Quyết định 31/2002/QĐ-BGD&ĐT về mẫu chữ viết trong trường tiểu học.

Bảng chữ cái viết hoa, viết thường cho học sinh lớp 1 như sau:

Bảng chữ cái viết hoa, viết thường cho học sinh lớp 1 mới nhất?

Bảng chữ cái viết hoa, viết thường cho học sinh lớp 1 mới nhất? (Hình từ Internet)

Kiến thức Tiếng Việt của học sinh lớp 1 ra sao?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, kiến thức Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 bao gồm:

- Âm, vần, thanh; chữ và dấu thanh

- Quy tắc chính tả phân biệt: c và k, g và gh, ng và ngh

- Quy tắc viết hoa: viết hoa chữ cái đầu câu, viết hoa tên riêng

- Vốn từ theo chủ điểm: Từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm gần gũi

- Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi: đánh dấu kết thúc câu

- Từ xưng hô thông dụng khi giao tiếp ở nhà và ở trường

- Một số nghi thức giao tiếp thông dụng ở nhà và ở trường: chào hỏi, giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, xin phép

- Thông tin bằng hình ảnh (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ)

Học sinh lớp 1 bao nhiêu tuổi?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:

Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
2. Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
b) Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
...

Căn cứ Điều 33 Điều lệ Trường tiểu học được ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về tuổi của học sinh tiểu học như sau:

Tuổi của học sinh tiểu học
1. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm. Trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam có thể vào học lớp một ở độ tuổi cao hơn so với quy định nhưng không quá 03 tuổi. Trường hợp trẻ em vào học lớp một vượt quá 03 tuổi so với quy định sẽ do trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.
2. Học sinh tiểu học học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, thông thường tuổi của học sinh lớp 1 là 06 tuổi và được tính theo năm.

Tuy nhiên, trừ trường hợp học sinh học lưu ban; Học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật thì tuổi học sinh lớp 1 có thể cao hơn 6 tuổi nhưng không quá 03 tuổi.

Trường hợp trẻ em vào học lớp 1 vượt quá 03 tuổi so với quy định sẽ do trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.

Học sinh lớp 1
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng chữ cái viết hoa, viết thường cho học sinh lớp 1 mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành phố Hồ Chí Minh: tổ chức tiếp nhận học sinh lớp 1 năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh lớp 1 tựu trường ngày 22/8 hay ngày 29/8?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung cụ thể trong chương trình giáo dục môn Tiếng Việt của học sinh lớp 1 theo Thông tư 32 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ, trình tự, thủ tục chuyển trường cho học sinh lớp 1 thế nào?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;