Bãi biển nào được công nhận dài nhất Việt Nam? Các đặc điểm ở môn Địa lí bao gồm những gì?
Bãi biển nào được công nhận dài nhất Việt Nam?
Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều bãi biển đẹp, trong xanh, nhiều lần được báo chí, truyền thông quốc tế ghi nhận, ca ngợi, cũng như các du khách yêu thích. Vốn sở hữu đường bờ biển trên đất liền với tổng chiều dài 3.260km, Việt Nam sở hữu những bãi biển nổi tiếng có thể kể tới như ở Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Quy Nhơn, hay khu vực miền Bắc có Hạ Long, Quảng Ninh...
Tuy nhiên ít ai biết rằng, trong rất nhiều cái tên trên, bãi biển nào được công nhận dài nhất Việt Nam. Thực tế, bãi biển dài nhất Việt Nam nằm ngay tại khu vực miền Bắc, khá gần với thủ đô Hà Nội, cách chỉ khoảng 300km, thuộc địa phận Quảng Ninh. Đó là bãi biển Trà Cổ. Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận Trà Cổ là bãi biển dài nhất Việt Nam, với chiều dài hơn 17 km.
Bãi biển Trà Cổ, nằm tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, là bãi biển được công nhận dài nhất Việt Nam với chiều dài hơn 17 km. Trà Cổ có hình dáng cong như vành khuyên, trải dài từ Mũi Gót ở phía Bắc đến Mũi Ngọc ở phía Nam, tạo nên một không gian rộng lớn với diện tích khoảng 170 ha. Đây là điểm đến lý tưởng cho hàng chục nghìn du khách mỗi năm muốn tận hưởng không khí trong lành và khung cảnh thiên nhiên hoang sơ.
Về vị trí địa lý, Trà Cổ nằm ở cực Đông Bắc của Việt Nam, gần đường biên giới Việt - Trung, được xem là bãi biển "địa đầu" của tổ quốc. Nếu khởi hành từ thành phố Hạ Long, bạn sẽ cần đi khoảng 200 km để đến đây. Trong khi đó, khoảng cách từ trung tâm thành phố Móng Cái đến Trà Cổ chỉ khoảng 8 km, rất thuận tiện để kết hợp khám phá bãi biển trong chuyến du lịch tới Móng Cái. Đây chính là điểm đến hấp dẫn không chỉ bởi vẻ đẹp tự nhiên mà còn bởi vị trí địa lý đặc biệt của mình.
Như vậy, bãi biển được công nhận dài nhất Việt Nam là bãi biển Trà Cổ.
Bãi biển nào được công nhận dài nhất Việt Nam? Các đặc điểm ở môn Địa lí bao gồm những gì? (Hình ảnh từ Internet)
Các đặc điểm ở môn Địa lí bao gồm những gì?
Căn cứ theo mục 1 Chương trình giáo dục trung học phổ thông môn Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định cụ thể về các đặc điểm chương trình học ở môn Địa lí như sau:
- Giáo dục địa lí được thực hiện ở tất cả các cấp học phổ thông. Ở tiểu học và trung học cơ sở, nội dung giáo dục địa lí nằm trong môn Lịch sử và Địa lí.
- Ở trung học phổ thông, Địa lí là môn học thuộc nhóm môn khoa học xã hội được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
- Môn Địa lí vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội (Địa lí kinh tế - xã hội) vừa thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (Địa lí tự nhiên), giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản về khoa học địa lí, các ngành nghề có liên quan đến địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa lí trong đời sống;
Đồng thời củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi đã được hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo cơ sở vững chắc giúp học sinh tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan.
Định hướng của phương pháp giáo dục môn Địa lí ra sao?
Căn cứ theo mục 7 Chương trình giáo dục trung học phổ thông môn Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định cụ thể về định hướng chung trong phương pháp giao dục khi học môn Địa lí như sau:
- Đánh giá kết quả giáo dục trong môn Địa lí nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập.
- Căn cứ để đánh giá kết quả giáo dục của học sinh là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và chương trình môn Địa lí.
- Về nội dung đánh giá, bên cạnh đánh giá kiến thức, cần tăng cường đánh giá các kĩ năng của học sinh như: làm việc với bản đồ, atlat, biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu, tranh ảnh, quan sát, thu thập, xử lí và hệ thống hoá thông tin, sử dụng các dụng cụ học tập ngoài trời, sử dụng công nghệ và thông tin truyền thông trong học tập,... Chú trọng đánh giá khả năng vận dụng tri thức vào những tình huống cụ thể.
- Đa dạng hóa các hình thức đánh giá, tăng cường đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh bằng các hình thức khác nhau. Kết hợp việc đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh.
- Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kì, trên cơ sở đó tổng hợp kết quả đánh giá chung về phẩm chất, năng lực và sự tiến bộ của học sinh
- 03 mẫu bài văn tả con chó lớp 4? Kiến thức văn học môn Tiếng Việt lớp 4 có những yêu cầu cần đạt nào?
- 3+ Mẫu viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em lớp 6? Cách đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh lớp 6?
- Tính an toàn của đồ chơi trong trường mầm non phải đảm bảo như thế nào?
- 5+ mẫu nghị luận xã hội về tôn sư trọng đạo sâu sắc và ngắn gọn? Học sinh THPT phải ứng xử như thế nào với giáo viên?
- 10+ Mẫu trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình ngắn gọn?
- Mẫu soạn bài Mây và Sóng lớp 6 mới nhất? Phương pháp giáo dục học sinh lớp 6 hiện nay ra sao?
- Toàn bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng việt lớp 2 mới nhất có đáp án? Giảng dạy môn tiếng Việt lớp 2 với mục tiêu thế nào?
- Dấu hai chấm có công dụng gì? Nội dung kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3?
- Ngôi kể chuyện là gì? Có mấy ngôi kể chuyện? Cách phân biệt các ngôi kể chuyện?
- 02 mẫu bài văn tả cây ăn quả lớp 4? Đánh giá học sinh lớp 4 bao gồm những nội dung nào?