5 nguyên tắc phổ biến giáo dục pháp luật là gì?
5 nguyên tắc phổ biến giáo dục pháp luật là gì?
Căn cứ Điều 5 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định về 5 nguyên tắc phổ biến giáo dục pháp luật gồm:
Nguyên tắc 1. Chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực.
Nguyên tắc 2. Kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm.
Nguyên tắc 3. Đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độ của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.
Nguyên tắc 4. Gắn với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của địa phương và đời sống hằng ngày của người dân.
Nguyên tắc 5. Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội.
5 nguyên tắc phổ biến giáo dục pháp luật là gì? (Hình từ Internet)
Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật có phải là nội dung của phổ biến giáo dục pháp luật không?
Căn cứ Điều 6 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định như sau:
Quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Nội dung quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm:
a) Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
c) Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật;
d) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;
đ) Thống kê, tổng kết về phổ biến, giáo dục pháp luật;
e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong phổ biến, giáo dục pháp luật;
g) Hợp tác quốc tế về phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm:
a) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật; chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn về phổ biến, giáo dục pháp luật; chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;
c) Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật;
d) Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật chính là một trong những nội dung của phổ biến giáo dục pháp luật.
Quy định về việc phổ biến giáo dục pháp luật đến với người dân vùng sâu vùng xa sẽ như thế nào?
Căn cứ Điều 17 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định về việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân như sau:
- Việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân căn cứ vào đặc điểm của từng đối tượng mà tập trung vào các quy định pháp luật về dân tộc, tôn giáo, trách nhiệm tham gia bảo vệ, giữ gìn an ninh, quốc phòng, biên giới, chủ quyền quốc gia, biển, đảo, tài nguyên, khoáng sản và các lĩnh vực pháp luật khác gắn liền với đời sống, sản xuất của người dân.
- Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân được chú trọng thực hiện thông qua hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý lưu động;
Tư vấn pháp luật, cung cấp miễn phí thông tin, tài liệu pháp luật bằng tiếng dân tộc cho đồng bào dân tộc thiểu số; lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật trong các hoạt động văn hóa truyền thống.
- Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương;
Tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tình nguyện phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân.
- Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân;
Chủ trì phối hợp với Bộ đội biên phòng, Công an, Hải quan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở khu vực biên giới, ven biển và hải đảo.
- Viết đoạn văn về việc sử dụng điện thoại của học sinh ngày nay? Học sinh lớp 9 được sử dụng điện thoại trên lớp khi nào?
- Https hocvalamtheobac mobiedu vn Link vào đăng ký Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Tuần 2?
- Hocvalamtheobac mobiedu vn cách đăng nhập cuộc thi trực tuyến tuần 2? Nội dung giáo dục môn Lịch sử cần đảm bảo nội dung gì?
- Từ 14/02/2025 chỉ tổ chức dạy thêm trong nhà trường đối với học sinh nào?
- Mẫu nhận xét học sinh lớp 1 các môn học năm 2025 theo Thông tư 27? Học sinh lớp 1 được đánh giá thường xuyên ra sao?
- Việc tổ chức dạy thêm, học thêm phải phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi từ ngày 14/02/2025?
- Fair play là gì? Fair play trong bóng đá là như thế nào? Trách nhiệm của nhà trường đối với hoạt động thể thao?
- Từ 14/02/2025 mỗi tuần được tổ chức tối đa bao nhiêu tiết dạy thêm trong nhà trường?
- Mẫu đơn đăng kí học thêm mới nhất 2025 theo Thông tư 29?
- Tải mẫu báo cáo của giáo viên tham gia dạy thêm ngoài nhà trường chuẩn theo Thông tư 29?