10 Triều đại phong kiến Việt Nam là các triều đại nào? Thời lượng thực hiện chương trình môn Lịch sử và Địa lí THCS?

Tìm hiểu 10 Triều đại phong kiến Việt Nam? Thời lượng thực hiện chương trình môn Lịch sử và Địa lí THCS?

10 Triều đại phong kiến Việt Nam là các triều đại nào?

Các Triều đại phong kiến Việt Nam bắt đầu từ Nhà Ngô sau khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Tuy nhiên sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước lập ra nhà nước Đại Cồ Việt, đây được xem là nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên trong lịch sử.

Nhà nước phong kiến Việt Nam cuối cùng là Nhà Nguyễn. Vào ngày 2/9/1945 chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tuyên bố chấm dứt chế độ phong kiến, thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

10 Triều đại phong kiến Việt Nam bao gồm các triều đại sau đây:

Triều đại

Thời gian tồn tại

Người sáng lập

Kinh đô

1. Ngô

939- 965

Ngô Quyền

Cổ Loa

2. Đinh

968 - 980

Đinh Bộ Lĩnh

Hoa Lư

3. Tiền Lê

980- 1009

Lê Hoàn

Hoa Lư

4. Lý

1009- 1225

Lý Công Uẩn

Thăng Long

5. Trần

1226- 1400

Trần Cảnh

Thăng Long

6. Hồ

1400- 1407

Hồ Quý Ly

Thanh Hoá

7. Lê sơ

1428 - 1527

Lê Lợi

Thăng Long

8. Mạc

1527- 1592

Mạc Đăng Dung

Thăng Long

9. Tây Sơn

1778- 1802

Nguyễn Nhạc

Phú Xuân (Huế)

10. Nguyễn

1802- 1945

Nguyễn Ánh

Phú Xuân (Huế)

10 Triều đại phong kiến Việt Nam là các triều đại nào? Thời lượng thực hiện chương trình môn Lịch sử và Địa lí THCS?

10 Triều đại phong kiến Việt Nam là các triều đại nào? Thời lượng thực hiện chương trình môn Lịch sử và Địa lí THCS? (Hình từ Internet)

Thời lượng thực hiện chương trình môn Lịch sử và Địa lí THCS như thế nào?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí Thcs ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT/BGDĐT quy định thời lượng dành cho môn Lịch sử và Địa lí THCS là 105 tiết/lớp/năm học. Tỉ lệ % số tiết dành cho các mạch nội dung trong bảng sau:

Mạch nội dung

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Toàn cấp

Địa lí

45

42

41

40

42

Địa lí tự nhiên đại cương

45




11

Địa lí các châu lục


42



11

Địa lí tự nhiên Việt Nam



41


10

Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam




40

10

Lịch sử

45

42

41

40

42

Thế giới

22

20

20

19

20

Việt Nam

23

22

21

21

22

Chủ đề chung


6

8

10

6

Đánh giá định kì

10

10

10

10

10

Hướng dẫn tích hợp trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí THCS?

Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí Thcs ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT/BGDĐT việc tích hợp trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí THCS thực hiện như sau:

Tích hợp nội môn

Tích hợp nội môn được hiểu là tích hợp các nội dung thuộc cùng môn học theo các chủ đề, các chương, bài cụ thể nhất định. Đây chính là việc hệ thống hoá theo từng khối kiến thức, nhằm làm nổi bật tư tưởng chủ đạo của nội dung môn học. Tích hợp nội môn còn thể hiện ở cấu trúc môn học bảo đảm thuận lợi cho việc hệ thống hoá kiến thức môn học.

Tích hợp nội môn ở phân môn Lịch sử thể hiện rõ mối quan hệ giữa bản chất của khoa học lịch sử với những ưu tiên trong giáo dục lịch sử. Trục xuyên suốt Chương trình Lịch sử ở trung học cơ sở là lịch đại (thời gian), vì thế, ở mỗi giai đoạn lịch sử đều thiết kế theo mô hình: lịch sử thế giới - lịch sử khu vực - lịch sử Việt Nam - lịch sử địa phương, trong đó lấy lịch sử Việt Nam làm trọng tâm.

Ở lớp 6, học sinh học về lịch sử thế giới và Việt Nam từ thời nguyên thuỷ đến thời cổ đại, ở lớp 7 học về lịch sử thế giới và Việt Nam thời cổ đại đến thời trung đại, ở lớp 8 học về lịch sử thế giới và Việt Nam từ thời trung đại đến thời cận đại, ở lớp 9 học về lịch sử thế giới và Việt Nam thời hiện đại.

Việc đặt lịch sử Việt Nam trong bối cảnh của lịch sử thế giới và khu vực trong những thời đại và giai đoạn lịch sử nhất định không chỉ giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn lịch sử dân tộc, mà còn giúp học sinh hiểu đúng vị trí của Việt Nam trong tiến trình lịch sử nhân loại, những đóng góp của dân tộc Việt Nam đối với những tiến bộ của xã hội loài người, từ đó xây dựng niềm tự hào dân tộc và ý thức dân tộc chính đáng.

Cấu trúc chương trình cũng tạo điều kiện để gắn kết lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc, lịch sử quân sự - chính trị - ngoại giao - kinh tế - văn hoá với nhau.

Tích hợp trong khoa học địa lí và trong dạy học Địa lí là tích hợp đa tầng và đa chiều, không đơn giản là tích hợp “song phương” giữa Địa lí và một môn học nhất định. Khi học Địa lí, dù ở quy mô các châu lục đến quy mô Việt Nam và các địa phương, học sinh đều tìm hiểu từ đặc điểm môi trường và tài nguyên thiên nhiên; điều kiện dân cư - xã hội (có thể cả điều kiện về lịch sử, văn hóa, thể chế) cho đến các ngành kinh tế và các trung tâm kinh tế.

Những hiểu biết này không để rời rạc, mà đặt trong sự tương tác, ví dụ điều kiện tự nhiên và cơ sở tài nguyên bị biến đổi do khai thác kinh tế và sự biến đổi này tác động trở lại đến nền kinh tế, đến dân cư, quần cư và đến tận thượng tầng kiến trúc; chính sách phát triển sẽ tác động đến sự phân bố dân cư, cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ, môi trường và cơ sở tài nguyên của quốc gia và từng vùng,...

Điều này chỉ ra rằng tích hợp nội môn và liên môn trong dạy học Địa lí là rất lớn, có thể vận dụng từ thấp đến cao. Trong mọi trường hợp đều có khả năng thực hiện tích hợp nội môn và điều này làm tăng chất lượng dạy học Địa lí, tăng hứng thú cho học sinh khi học Địa lí.

Tích hợp lịch sử - địa lí trong nội dung cụ thể của chương trình

Sự bổ sung lẫn nhau giữa tư duy lịch sử và tư duy địa lí khi học Lịch sử đòi hỏi học sinh biết đặt các sự kiện lịch sử trong các bối cảnh địa lí, biết đánh giá tác động của các nhân tố địa lí đối với tiến trình lịch sử.

Đối với sự hình thành các xã hội cổ đại, các vương quốc cổ, đó là các điều kiện cổ địa lí của chính thời đại đó. Vì thế, ngay ở chương trình lớp 6, trong nội dung dạy học về xã hội cổ đại.

Sự bổ sung lẫn nhau giữa tư duy lịch sử và tư duy địa lí đòi hỏi học sinh khi học Địa lí biết phân tích tầm cỡ ảnh hưởng của các sự kiện lịch sử đối với các quá trình địa lí, phân tích các đối tượng địa lí trong sự vận động và phát triển, biết đặt các phân tích địa lí trong bối cảnh lịch sử cụ thể.

Khi xem xét một hiện tượng địa lí có quá trình hình thành, phát triển, biến đổi, suy thoái là đã thấm nhuần quan điểm lịch sử. Ở lớp 6, với chủ đề “Con người và thiên nhiên”, học sinh bước đầu nhận thức được mối tác động qua lại giữa thiên nhiên và đời sống con người, sự cần thiết phải bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên.

Những kiến thức về lịch sử xã hội loài người được khai thác từ các bài Lịch sử đã được lồng ghép ở các bài Địa lí 7 (Đặc điểm dân cư, xã hội, bản đồ chính trị của các châu lục), Địa lí 8 (Biển đảo Việt Nam), và Địa lí 9.

Tích hợp theo các chủ đề

Chương trình có một số chủ đề tích hợp giữa lịch sử và địa lí với thời lượng phù hợp ở các lớp. Nội dung các chủ đề này được trình bày cụ thể ở Khoản 6.

Kết hợp giáo dục các vấn đề xuyên môn

Do bản chất của khoa học địa lí có tính tích hợp cao, nên chương trình môn Lịch sử và Địa lí chứa đựng khả năng tích hợp nhiều chủ đề cần thiết, có tính thời sự và cũng có ý nghĩa lâu dài như giáo dục môi trường, giáo dục dân số, giáo dục về giới, giáo dục vì sự phát triển bền vững,... Việc tích hợp đúng mức trong giáo dục về các vấn đề có liên quan, khai thác những thế mạnh của địa lí học, sẽ không ảnh hưởng đến giáo dục địa lí, mà ngược lại, làm cho nội dung dạy học địa lí trở nên sinh động, thiết thực, hấp dẫn hơn.

Những nội dung tích hợp này có thể đưa vào địa lí đại cương (lớp 6), địa lí Việt Nam (lớp 8, lớp 9).

Môn Lịch sử và Địa lí lớp 6
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2024 có đáp án mới nhất? Yêu cầu về nội dung giáo dục THCS?
Hỏi đáp Pháp luật
Những câu đố vui về địa danh có đáp án lớp 6? Nhiệm vụ của học sinh lớp 6 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiện tượng động đất là gì? Môn Lịch sử và Địa lí THCS học từ lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Tầng khí quyển là gì? Hiểu được tầng khí quyển là nội dung cần đạt trong chương trình lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Giờ địa phương là gì? Giờ địa phương sẽ học trong chương trình môn Lịch sử Địa lí lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Vì sao có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau trên Trái Đất? Học sinh sẽ được học về hiện tượng này ở lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời có ý nghĩa gì? Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời được học ở lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh tuyến là gì? Kinh tuyến được học trong môn Lịch sử và Địa lí không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch sử là gì và môn Lịch sử là gì? Vì sao cần thiết phải học môn Lịch sử?
Hỏi đáp Pháp luật
Tọa độ địa lí là gì? Tọa độ địa lí sẽ có trong nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp mấy?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 6185
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;