Từ 07/02/2025 thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng là như thế nào? Thuốc chữa bệnh có chịu thuế GTGT?
Từ 07/02/2025 thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng là như thế nào?
Căn cứ khoản 8 Điều 1 Thông tư 45/2024/TT-BYT (văn bản có hiệu lực từ 07/02/2025) bổ sung quy định về thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng như sau:
- Thuốc có dấu hiệu không an toàn là thuốc có báo cáo phản ứng có hại với mức độ nghiêm trọng hoặc lặp lại, có liên quan đến thuốc mà không phải là phản ứng có hại đã biết của thuốc;
- Thuốc nghi ngờ có chứa các chất, tạp chất độc vượt quá giới hạn an toàn cho người sử dụng;
- Thuốc nghi ngờ không đạt tiêu chuẩn chất lượng;
- Thuốc nghi ngờ có dấu hiệu giả mạo, không đúng nguồn gốc;
- Thuốc sản xuất từ nguyên liệu không rõ nguồn gốc hoặc không đạt tiêu chuẩn chất lượng;
- Thuốc nghi ngờ sản xuất tại cơ sở sản xuất có vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc hoặc không được cơ quan quản lý dược xác nhận đủ điều kiện duy trì sản xuất thuốc.
Từ 07/02/2025 thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng là như thế nào? Thuốc chữa bệnh có chịu thuế GTGT? (Hình từ Internet)
Thuốc chữa bệnh có chịu thuế GTGT?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng như sau:
Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.
Đồng thời, căn cứ khoản 9 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC quy định về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng như sau:
Đối tượng không chịu thuế GTGT
...
9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều dưỡng sức khoẻ, phục hồi chức năng cho người bệnh, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật; vận chuyển người bệnh, dịch vụ cho thuê phòng bệnh, giường bệnh của các cơ sở y tế; xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh.
Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật bao gồm cả chăm sóc về y tế, dinh dưỡng và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho người cao tuổi, người khuyết tật.
Trường hợp trong gói dịch vụ chữa bệnh (theo quy định của Bộ Y tế) bao gồm cả sử dụng thuốc chữa bệnh thì khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh cũng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
...
Như vậy, thuốc chữa bệnh sẽ có thể chịu thuế giá trị gia tăng, trừ trường hợp đó là thuốc chữa bệnh nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh (theo quy định của Bộ Y tế) thì khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Thuốc chữa bệnh áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng bao nhiêu?
Căn cứ khoản 11 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định về các loại hàng hóa dịch vụ áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% như sau:
Thuế suất 5%
...
11. Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ y tế: các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương; dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu; bơm kim tiêm; dụng cụ phòng tránh thai; các dụng cụ, thiết bị y tế có Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành hoặc Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn theo quy định pháp luật về y tế hoặc theo Danh mục thiết bị y tế thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BYT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Bông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, trừ thực phẩm chức năng; vắc-xin; sinh phẩm y tế, nước cất để pha chế thuốc tiêm, dịch truyền; mũ, quần áo, khẩu trang, săng mổ, bao tay, bao chi dưới, bao giày, khăn, găng tay chuyên dùng cho y tế, túi đặt ngực và chất làm đầy da (không bao gồm mỹ phẩm); vật tư hóa chất xét nghiệm, diệt khuẩn dùng trong y tế.
...
Như vậy, thuốc chữa bệnh bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc sẽ áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5%, trừ trường hợp là thực phẩm chức năng.
- Top 3 Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025? Tiền thưởng từ Cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025 có phải đóng thuế TNCN không?
- Theo quy định mới 2025 thì dịch vụ ăn uống chịu thuế VAT là 8% hay 10%?
- Hóa đơn ăn uống năm 2025 có được giảm thuế VAT không?
- Đáp án heo đi học hôm nay? Quay trúng giải thưởng trên Momo thì có phải đóng thuế TNCN không?
- Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế của hộ cá nhân nhưng không làm thay đổi cơ quan quản lý thuế trực tiếp từ 06/02/2025?
- Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu của hộ cá nhân không đầy đủ thì xử lý thế nào từ 06/02/2025?
- Từ ngày 01/01/2025, đeo tai nghe khi lái xe máy bị phạt bao nhiêu? Bán xe máy có chịu thuế thu nhập cá nhân không?
- Giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% từ ngày 01/01/2025 đến hết ngày 30/6/2025 đối với nhóm mặt hàng nào?
- Tổng hợp lời chúc năm mới 2025 dành cho đối tác? Mua hàng hóa dùng để biếu, tặng đối tác Tết 2025 thì người bán có xuất hóa đơn không?
- Lịch âm, lịch dương 2026 năm Bính Ngọ đầy đủ các tháng chi tiết nhất? Dự kiến thời nạn nộp lệ phí môn bài năm 2026 là khi nào?