Trường hợp nào người có chức vụ trong ngành Thuế được xác định là có xung đột lợi ích?
- Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nếu biết nhiệm vụ, công vụ được giao có xung đột lợi ích thì phải làm gì?
- Trường hợp nào người có chức vụ trong ngành Thuế được xác định là có xung đột lợi ích?
- Báo cáo về xung đột lợi ích của người có chức vụ trong ngành Thuế có bắt buộc lập thành văn bản?
Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nếu biết nhiệm vụ, công vụ được giao có xung đột lợi ích thì phải làm gì?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy chế phòng, chống tham nhũng trong ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 742/QĐ-TCT năm 2020, người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nếu biết hoặc buộc phải biết nhiệm vụ, công vụ được giao có xung đột lợi ích thì phải báo cáo người có thẩm quyền để xem xét, xử lý.
Trường hợp nào người có chức vụ trong ngành Thuế được xác định là có xung đột lợi ích?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy chế phòng, chống tham nhũng trong ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 742/QĐ-TCT năm 2020, các trường hợp xung đột lợi ích của người có chức vụ trong ngành Thuế được quy định tại Điều 29 Nghị định 59/2019/NĐ-CP, cụ thể:
Người có chức vụ quyền hạn được xác định là có xung đột lợi ích khi có dấu hiệu rõ ràng cho rằng người đó thuộc hoặc sẽ thuộc một trong 09 trường hợp sau đây:
[1] Nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình;
[2] Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
[3] Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;
[4] Sử dụng những thông tin có được nhờ chức vụ, quyền hạn của mình để vụ lợi hoặc để phục vụ lợi ích của tổ chức hoặc cá nhân khác;
[5] Bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu;
[6] Góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề do mình trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do mình trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước;
[7] Ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột hoặc để doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình khi được giao thực hiện các giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó;
[8] Có vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột là người có quyền, lợi ích trực tiếp liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của mình;
[9] Can thiệp hoặc tác động không đúng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền vì vụ lợi.
Trường hợp nào người có chức vụ trong ngành Thuế được xác định là có xung đột lợi ích? (Hình từ Internet)
Báo cáo về xung đột lợi ích của người có chức vụ trong ngành Thuế có bắt buộc lập thành văn bản?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 10 Quy chế phòng, chống tham nhũng trong ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 742/QĐ-TCT năm 2020, việc thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích của người có chức vụ trong ngành Thuế thực hiện theo quy định tại Điều 30 Nghị định 59/2019/NĐ-CP, cụ thể:
(1) Người có chức vụ quyền hạn khi được phân công công việc hoặc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ nếu biết hoặc buộc phải biết nhiệm vụ, công vụ được giao có xung đột lợi ích thì phải báo cáo bằng văn bản với người trực tiếp quản lý, sử dụng để xem xét, xử lý theo quy định.
(2) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khi phát hiện xung đột lợi ích của người có chức vụ quyền hạn thì phải thông tin, báo cáo bằng văn bản cho người trực tiếp quản lý, sử dụng người đó để xem xét, xử lý.
(3) Thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích được thực hiện trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày biết được hoặc phát hiện được nhiệm vụ, công vụ được giao có xung đột lợi ích với người được giao nhiệm vụ, công vụ.
Thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích được thể hiện bằng văn bản và làm rõ các nội dung sau:
- Tình huống có xung đột lợi ích;
- Thời điểm diễn ra và biết được hoặc phát hiện được xung đột lợi ích;
- Mức độ ảnh hưởng hoặc sẽ ảnh hưởng không đúng đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người có chức vụ quyền hạn;
- Đề nghị hoặc kiến nghị biện pháp kiểm soát xung đột lợi ích.
Như vậy, thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích phải được thể hiện bằng văn bản.
- 03 cách điền Bản kiểm điểm cá nhân đảng viên 2024 cho cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo? Đảng viên trong Hội LHPN Việt Nam đóng đảng phí bao nhiêu?
- Mức thu lệ phí cấp lại thẻ Căn cước hiện nay là bao nhiêu tiền?
- Hướng dẫn tải phần mềm HTKK mới nhất 2024 (phiên bản 5.2.4) của Tổng cục Thuế?
- Toàn văn Dự thảo Luật sửa đổi 7 luật trong lĩnh vực tài chính 2024? Tải file Dự thảo ở đâu?
- Tổng hợp 03 kế hoạch Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Mức đảng phí của Đảng viên là chủ sở hữu các DN đang làm việc ở ngoài nước?
- Kinh doanh trong thời gian tạm ngừng hoạt động có phải là hành vi trốn thuế không?
- Tổng hợp 02 cách viết ưu điểm, kết quả đạt được trong Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024? Đảng viên là chủ khu thương mại thì đóng đảng phí bao nhiêu?
- Hàng hóa nhập khẩu không phải chịu thuế GTGT trong trường hợp nào?
- Điều kiện xác định cá nhân cư trú được quy định như thế nào?
- Thuế GTGT đầu vào cho tài sản cố định có được khấu trừ không?