Hàng hóa nhập khẩu không phải chịu thuế GTGT trong trường hợp nào?

Trong trường hợp nào thì thuế giá trị gia tăng không áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu?

Hàng hóa nhập khẩu không phải chịu thuế GTGT trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về các trường hợp hàng hóa nhập khẩu không phải chịu thuế GTGT như sau:

- Sản phẩm giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT do các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thương mại có giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp.

- Báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học-kỹ thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử; tiền, in tiền.

- Hàng hóa nhập khẩu thuộc loại trong nước chưa sản xuất được:

+ Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ;

+ Máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt;

+ Tàu bay (bao gồm cả động cơ tàu bay), dàn khoan, tàu thủy thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc thuê của nước ngoài để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê, cho thuê lại.

- Vũ khí, khí tài (kể cả vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng) chuyên dùng phục vụ cho quốc phòng, an ninh nhập khẩu thuộc diện được miễn thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc nhập khẩu theo hạn ngạch hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại và phải được Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính xác nhận.

- Hàng hóa nhập khẩu là quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật về quà biếu, quà tặng.

- Hàng hóa nhập khẩu là quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về quà biếu, quà tặng.

- Hàng hóa nhập khẩu là đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao.

- Hàng hóa nhập khẩu là đồ dùng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi về nước mang theo.

- Hàng hóa nhập khẩu là hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế;

- Hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.

- Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.

- Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.

- Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác.

Hàng hóa nhập khẩu không phải chịu thuế GTGT trong trường hợp nào?

Hàng hóa nhập khẩu không phải chịu thuế GTGT trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu là khi nào?

Căn cứ khoản 6 Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu là từ thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

Nơi nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu là ở đâu?

Căn cứ Điều 20 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về nơi nộp thuế giá trị gia tăng như sau:

Nơi nộp thuế
1. Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phương nơi sản xuất, kinh doanh.
2. Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì phải nộp thuế GTGT tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất và địa phương nơi đóng trụ sở chính.
3. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng phương pháp trực tiếp có cơ sở sản xuất ở tỉnh, thành phố khác nơi đóng trụ sở chính hoặc có hoạt động bán hàng vãng lai ngoại tỉnh thì doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với doanh thu phát sinh ở ngoại tỉnh tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất, nơi bán hàng vãng lai. Doanh nghiệp, hợp tác xã không phải nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu tại trụ sở chính đối với doanh thu phát sinh ở ngoại tỉnh đã kê khai, nộp thuế.
4. Trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông có kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính và thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ cùng tham gia kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương đó thì cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông thực hiện khai, nộp thuế GTGT đối với dịch vụ viễn thông cước trả sau như sau:
- Khai thuế GTGT đối với doanh thu dịch vụ viễn thông cước trả sau của toàn cơ sở kinh doanh với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trụ sở chính.
- Nộp thuế GTGT tại địa phương nơi đóng trụ sở chính và tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc.
Số thuế GTGT phải nộp tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc được xác định theo tỷ lệ 2% (đối với dịch vụ viễn thông cước trả sau chịu thuế GTGT với thuế suất 10%) trên doanh thu (chưa có thuế GTGT) dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc.
5. Việc khai thuế, nộp thuế GTGT được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế.

Như vậy, có thể nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu tại:

- Địa phương nơi sản xuất, kinh doanh.

- Địa phương nơi có cơ sở sản xuất và địa phương nơi đóng trụ sở chính nếu người nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính.

- Địa phương nơi có cơ sở sản xuất, nơi bán hàng vãng lai nếu doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng phương pháp trực tiếp có cơ sở sản xuất ở tỉnh, thành phố khác nơi đóng trụ sở chính hoặc có hoạt động bán hàng vãng lai ngoại tỉnh.

- Địa phương nơi đóng trụ sở chính và tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc nếu cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông có kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính và thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ cùng tham gia kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương đó.

Chịu thuế GTGT
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định được quy định thế nào từ 01/01/2025? Hoạt động chở khách tuyến cố định có chịu thuế GTGT?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/07/2025, dịch vụ khám chữa bệnh có chịu thuế GTGT không?
Hỏi đáp Pháp luật
Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y không chịu thuế GTGT từ 01/07/2025 phải không?
Hỏi đáp Pháp luật
08 dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán, thương mại không chịu Thuế GTGT từ 01/07/2025?
Cọc tre chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng bao nhiêu? Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với đối tượng chịu thuế là bao nhiêu?
Cơ sở dạy học mầm non có phải chịu thuế GTGT khi thu tiền ăn của học sinh dưới hình thức thu hộ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ra nước ngoài có chịu thuế GTGT?
Hỏi đáp Pháp luật
Tàu đánh bắt xa bờ chuyển sang chịu thuế GTGT 5% từ 01/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu có chịu thuế GTGT không?
Hỏi đáp Pháp luật
Một số đối tượng sẽ phải chịu thuế GTGT khi Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 có hiệu lực từ 01/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào không chịu thuế GTGT theo Luật Thuế giá trị gia tăng 2024?
Tác giả:
Lượt xem: 233

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;