Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ nào?

Áp dụng ở mức độ nào đối với thuế chống bán phá giá?

Muốn áp dụng thuế chống bán phá giá thì cần điều kiện gì?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 về điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá như sau:

- Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể;

- Việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ nào?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 về nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá như sau:

- Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;

- Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải căn cứ vào kết luận điều tra theo quy định của pháp luật;

- Thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam;

- Việc áp dụng thuế chống bán phá giá không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế - xã hội trong nước.

Như vậy, thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ nào?

Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ nào? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn nộp tiền thuế chống bán phá giá?

Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 39 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC hướng dẫn nộp tiền thuế chống bán phá giá như sau:

[1] Tiền thuế chống bán phá giá theo Quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời của Bộ trưởng Bộ Công Thương được nộp tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan tại Kho bạc Nhà nước (Theo Mục lục ngân sách nhà nước tương ứng với các loại thuế);

[2] Trường hợp Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức, thì số tiền thuế chống bán phá giá đã nộp theo quyết định áp dụng tạm thời được cơ quan hải quan trích tiền từ tài khoản tiền gửi chuyển nộp ngân sách nhà nước.

Trường hợp tiền thuế chống bán phá giá nộp thừa thì xử lý theo quy định tại khoản 6 Điều 39 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC như sau: "Số tiền thuế chống bán phá giá đã nộp theo Quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời của Bộ trưởng Bộ Công Thương lớn hơn số tiền thuế phải nộp sau khi có Quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức của Bộ trưởng Bộ Công Thương được hoàn trả cho đối tượng nộp thuế từ tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan."

Thủ tục xử lý tiền thuế chống bán phá giá nộp thừa được thực hiện theo quy định tại Điều 131 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 64 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC như sau:

Bước 01: Nộp hồ sơ

Người nộp thuế khai đầy đủ các chỉ tiêu thông tin quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục IIa ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC gửi đến cơ quan hải quan qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

Trường hợp hồ sơ giấy người nộp thuế nộp công văn đề nghị hoàn thuế theo Mẫu số 27/CVĐNHNT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC.

Bước 02: Kiểm tra hồ sơ

Cơ quan hải quan nơi phát sinh khoản tiền thuế nộp thừa thực hiện kiểm tra thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử, nếu xác định kê khai của người nộp thuế là chính xác thì phản hồi thông tin về việc hồ sơ kê khai đã được chấp nhận cho người nộp thuế.

Trường hợp xác định kê khai của người nộp thuế chưa chính xác, cơ quan hải quan phản hồi thông tin từ chối tiếp nhận hồ sơ thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

Bước 03: Xử lý hồ sơ

- Trường hợp hồ sơ giấy cơ quan hải quan tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu nội dung đề nghị của người nộp thuế với các quy định của pháp luật về quản lý thuế, nếu xác định không đủ điều kiện hoàn tiền thuế nộp thừa, cơ quan hải quan thông báo theo Mẫu số 06/TXNK ban hành kèm theo Thông tư 06/2021/TT-BTC trong thời hạn 08 giờ làm việc.

Lưu ý: Mẫu số 12/TBKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 39/2018/TT-BTC đã bị bãi bỏ bởi điểm e Khoản 2 Điều 20 Thông tư 06/2021/TT-BTC.

- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn hợp lệ của người nộp thuế đề nghị hoàn tiền thuế nộp thừa, cơ quan hải quan ban hành quyết định hoàn tiền thuế nộp thừa theo mẫu số 09/QĐHT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC và thông báo cho người nộp thuế.

Trường hợp không đủ điều kiện hoàn thuế thực hiện thông báo theo theo Mẫu số 06/TXNK ban hành kèm theo Thông tư 06/2021/TT-BTC.

Việc xử lý tiền thuế nộp thừa được hoàn thực hiện theo quy định tại Điều 132 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 65 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC.

Thuế chống bán phá giá
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Thực hiện áp dụng thuế chống bán phá giá vào thời điểm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được gia hạn quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có mấy phương pháp tính thuế chống bán phá giá?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện không áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu có biên độ trên 2%?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẩm quyền quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế chống bán phá giá có phải thuế nhập khẩu hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế chống bán phá giá áp dụng tối đa bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá là bao lâu?
Tác giả:
Lượt xem: 66

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;