Quy trình cưỡng chế nợ thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa tài khoản ra sao?
- Quy trình cưỡng chế nợ thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa tài khoản thực hiện như thế nào?
- Căn cứ ban hành quyết định cưỡng chế nợ thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa tài khoản là gì?
- Việc ban hành và gửi quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa tài khoản được thực hiện như thế nào?
Quy trình cưỡng chế nợ thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa tài khoản thực hiện như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục 2 Phần B Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ ban hành kèm theo Quyết định 1795/QĐ-TCT năm 2022 có nêu quy trình cưỡng chế nợ thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa tài khoản của người nộp thuế được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Lập danh sách người nộp thuế chuẩn bị cưỡng chế
Bước 2: Thu thập và xác minh thông tin của người nộp thuế chuẩn bị cưỡng chế
Bước 3: Lập danh sách người nộp thuế phải cưỡng chế
Bước 4: Ban hành quyết định cưỡng chế
Bước 5: Gửi và công khai quyết định cưỡng chế
Bước 6: Tổ chức thực hiện
Căn cứ ban hành quyết định cưỡng chế nợ thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa tài khoản là gì?
Theo Điều 31 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, căn cứ ban hành quyết định cưỡng chế là một trong các thông tin sau đây:
(1) Thông tin về tài khoản của người nộp thuế tại cơ sở dữ liệu quản lý thuế hoặc dữ liệu của tổ chức, cá nhân có liên quan.
(2) Thông tin về số tài khoản, số tiền hiện có trong tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế do kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng cung cấp theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế trong trường hợp cơ sở dữ liệu tại cơ quan quản lý thuế không đầy đủ.
Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm bảo mật những thông tin về tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế.
Quy trình cưỡng chế nợ thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa tài khoản ra sao? (Hình từ Internet)
Việc ban hành và gửi quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa tài khoản được thực hiện như thế nào?
Căn cứ điểm 1.4 và điểm 1.5 tiểu mục 1 Mục 2 Phần B Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ ban hành kèm theo Quyết định 1795/QĐ-TCT năm 2022 thì việc ban hành và gửi quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa tài khoản được thực hiện như sau:
Đối với việc ban hành quyết định cưỡng chế
- Căn cứ vào danh sách NNT phải cưỡng chế (mẫu số 01-2/DS-TK), công chức thực hiện:
Dự thảo quyết định cưỡng chế (mẫu số 01/CC tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Lệnh thu NSNN), kèm theo các hồ sơ:
+ Tờ trình về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế, nêu rõ diễn biến quá trình đôn đốc NNT;
+ Thông báo tiền thuế nợ (mẫu số 01/TT) tại thời điểm gần nhất hoặc các quyết định hành chính về thuế khác;
+ Văn bản xác minh thông tin (nếu có);
+ Văn bản cung cấp thông tin của NNT hoặc của các tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có);
+ Tài liệu chứng minh NNT có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn (nếu
+ Văn bản, tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Trường hợp NNT có mở tài khoản tại nhiều TCTD, KBNN khác nhau thì công chức trình Thủ trưởng cơ quan thuế dự thảo QĐCC trích tiền từ tài khoản đối với một tài khoản hoặc nhiều tài khoản.
Trường hợp cần thiết phải phong tỏa đối với các tài khoản còn lại của NNT thì công chức đồng thời dự thảo quyết định yêu cầu TCTD, KBNN phong tỏa tài khoản của NNT (số tiền bị phong tỏa tương ứng với số tiền bị cưỡng chế).
Báo cáo lãnh đạo phòng/đội trình Thủ trưởng cơ quan thuế để ký, ban hành QĐCC.
- Sau khi nhận được dự thảo QĐCC, lệnh thu ngân sách nhà nước kèm theo hồ sơ đầy đủ, Thủ trưởng cơ quan thuế kỷ và ban hành QĐCC đảm bảo đúng thời điểm theo quy định:
+ Sau ngày thứ 90 kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế hoặc hết thời hạn nộp dần tiền thuế nợ;
+ Ngay sau ngày hết thời hạn gia hạn nộp thuế;
+ Ngay sau ngày người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt (trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế);
+ Ngay trong ngày nhận được đầy đủ thông tin, tài liệu về việc người nộp thuế có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn.
+ Ngay sau ngày có thông tin, điều kiện để thực hiện đồng thời biện pháp cưỡng chế này.
Đối với việc gửi và công khai quyết định cưỡng chế:
- Quyết định cưỡng chế kèm theo Lệnh thu ngân sách nhà nước được gửi cho NNT bị cưỡng chế, KBNN, NHTM, TCTD khác nơi NNT bị cưỡng chế mở tài khoản ngay trong ngày ban hành QĐCC.
Hình thức gửi thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 31 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.
- Cơ quan thuế có trách nhiệm đăng tải thông tin về NNT bị cưỡng chế lên trang thông tin điện tử ngành thuế như sau:
+ Trường hợp thực hiện ký điện tử QĐCC thì hệ thống ứng dụng quản lý thuế tự động công khai các thông tin theo mẫu số 01/CKCC ban hành kèm quy trình này.
+ Trường hợp không thực hiện ký điện tử QĐCC, công chức thực hiện nhập thông tin trên QĐCC vào hệ thống để công khai.
- Mẫu báo cáo APA thường niên hiện nay là mẫu nào? Nguyên tắc khai thuế với APA là gì?
- Mã giao dịch điện tử giao dịch thuế điện tử được tạo ra có thống nhất không?
- Người lao động có hợp đồng làm việc dưới 6 tháng có áp dụng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương được không?
- Cho thuê nhà có đóng thuế không? Trường hợp nào người cho thuê nhà bị ấn định doanh thu tính thuế?
- Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế làm thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp gồm những gì?
- Hiệp định thuế là gì? Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ quan thuế trong quản lý giá giao dịch liên kết ra sao?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân mới nhất?
- Kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài 6 tháng đầu năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài là khi nào?
- Sử dụng hóa đơn không hợp pháp là gì? Sử dụng hóa đơn không hợp pháp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu trên 500 triệu một năm thì mức thuế môn bài cần nộp là bao nhiêu?