Thứ tự áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành về thuế được thực hiện thế nào?
Thứ tự áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành về thuế được thực hiện thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được thực hiện như sau:
- Đối với các biện pháp cưỡng chế dưới đây sẽ căn cứ vào tình hình thực tế, cơ quan quản lý thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp:
+ Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; phong tỏa tài khoản;
+ Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;
+ Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Đối với các biện pháp cưỡng chế dưới đây, trường hợp không áp dụng được biện pháp cưỡng chế trước thì cơ quan quản lý thuế chuyển sang áp dụng biện pháp cưỡng chế sau:
+ Ngừng sử dụng hóa đơn;
+ Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật;
+ Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;
+ Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
- Trường hợp quyết định cưỡng chế đối với một số biện pháp chưa hết hiệu lực nhưng không có hiệu quả mà cơ quan quản lý thuế có đủ thông tin, điều kiện thì thực hiện áp dụng biện pháp cưỡng chế trước đó hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo đã nêu trên.
Thứ tự áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành về thuế được thực hiện thế nào?
Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế là gì?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 215/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 87/2018/TT-BTC và khoản 2 Điều 2 Thông tư 87/2018/TT-BTC) có quy định nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế bao gồm:
- Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế tiếp theo được thực hiện khi không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế trước đó hoặc đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế trước đó nhưng chưa thu đủ tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền phạt theo quyết định hành chính thuế; trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập thì chỉ áp dụng đối với người nộp thuế là cá nhân.
- Cách tính ngày để thực hiện các thủ tục cưỡng chế
+ Trường hợp thời hạn được tính bằng “ngày” thì tính liên tục theo ngày dương lịch, kể cả ngày nghỉ.
+ Trường hợp thời hạn được tính bằng “ngày làm việc” thì tính theo ngày làm việc của cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật: là các ngày theo dương lịch trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, ngày Tết (gọi chung là ngày nghỉ).
+ Trường hợp thời hạn được tính từ một ngày cụ thể thì ngày bắt đầu tính thời hạn là ngày tiếp theo của ngày cụ thể đó.
+ Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn thực hiện thủ tục cưỡng chế trùng với ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó.
- Tạm dừng hoặc chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế đối với người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền phạt mà số tiền đang bị cưỡng chế hoặc đến thời hạn áp dụng biện pháp cưỡng chế, nhưng đã được cơ quan thuế ban hành một trong các văn bản sau:
+ Quyết định nộp dần tiền thuế nợ;
+ Quyết định gia hạn nộp thuế;
+ Thông báo không tính tiền chậm nộp
- Nguồn tiền khấu trừ và tài sản kê biên đối với tổ chức bị áp dụng cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định 166/2013/NĐ-CP.
Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế là bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 215/2013/TT-BTC có quy định như sau:
Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế
1. Quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 01 (một) năm, kể từ ngày ghi trong quyết định cưỡng chế. Thời hiệu áp dụng cưỡng chế được ghi trong quyết định cưỡng chế.
Riêng quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày ghi trong quyết định cưỡng chế. Thời hiệu áp dụng cưỡng chế là 30 (ba mươi) ngày được ghi trong quyết định cưỡng chế.
Theo đó, quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày ghi trong quyết định cưỡng chế.
Trong thời hạn này mà tổ chức, cá nhân bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cố tình trốn tránh, trì hoãn, cản trở việc cưỡng chế, không thực hiện trách nhiệm của mình như: không nhận quyết định cưỡng chế, cản trở không cho cơ quan thuế thực hiện các biện pháp cưỡng chế thì thời hiệu thi hành được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt các hành vi này.
- Gửi kết quả tư vấn thuế của hội đồng tư vấn thuế xã cho ai?
- Thời hiệu xử phạt hành chính về thuế đối với hành vi trốn thuế là bao lâu?
- Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 có các hoạt động gì? Kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử có phải đóng thuế không?
- Thời gian diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024? Cá nhân bán hàng online có phải đóng thuế hay không?
- Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng và các loại hóa đơn khác bạn cần biết?
- Nơi nộp quyết toán thuế thu nhập cá nhân dành cho cá nhân trực tiếp quyết toán thuế?
- Các khoản chi phúc lợi cho người lao động được trừ khi tính thuế TNDN là gì?
- Tổng hợp 2 cách viết Bản kiểm điểm cá nhân đảng viên 2024 cho cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo? Đảng viên ở trong tổ chức chính trị - xã hội đóng đảng phí bao nhiêu?
- 02 cách điền Bản kiểm điểm cá nhân đảng viên 2024 cho cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo? Đảng viên trong cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đóng đảng phí bao nhiêu?
- Các bước nộp trực tiếp mẫu 01/PLI báo cáo tình hình sử dụng lao động? Người lao động là đoàn viên công đoàn cơ sở cơ quan nhà nước phải nộp đoàn phí bao nhiêu?