Quan hệ giữa tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN với người nộp thuế ra sao?
Quan hệ giữa tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN với người nộp thuế ra sao?
Căn cứ tại Điều 45 Thông tư 19/2021/TT-BTC thì quan hệ giữa tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN với người nộp thuế như sau:
Mối quan hệ giữa tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN với người nộp thuế được xác định trên cơ sở hợp đồng về việc cung cấp dịch vụ T-VAN.
(1). Đối với tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN
- Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN công khai thông báo phương thức hoạt động, chất lượng dịch vụ trên Website giới thiệu dịch vụ của tổ chức.
- Cung cấp dịch vụ truyền nhận và hoàn thiện hình thức thể hiện chứng từ điện tử phục vụ việc trao đổi thông tin giữa người nộp thuế với cơ quan thuế.
- Thực hiện việc gửi, nhận đúng hạn, toàn vẹn chứng từ điện tử theo thỏa thuận với các bên tham gia giao dịch.
- Lưu giữ kết quả của các lần truyền, nhận; lưu giữ chứng từ điện tử trong thời gian giao dịch chưa hoàn thành.
- Bảo đảm kết nối, bảo mật, toàn vẹn thông tin và cung cấp các tiện ích khác cho các bên tham gia trao đổi chứng từ điện tử.
- Thông báo cho người nộp thuế và cơ quan thuế trước 30 ngày kể từ ngày dừng hệ thống để bảo trì và biện pháp xử lý để bảo đảm quyền lợi của người nộp thuế.
- Có trách nhiệm gửi hồ sơ thuế điện tử của người nộp thuế đến cơ quan thuế và chuyển kết quả giải quyết hồ sơ thuế điện tử của cơ quan thuế cho người nộp thuế đúng thời hạn theo quy định tại Thông tư 19/2021/TT-BTC, trường hợp gửi không đúng quy định dẫn tới người nộp thuế bị chậm nộp hồ sơ theo quy định thì tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN phải chịu trách nhiệm với người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
- Có trách nhiệm bồi thường cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật và theo hợp đồng dân sự giữa 2 bên trong trường hợp lỗi thuộc về tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN dẫn đến thiệt hại cho người nộp thuế.
(2). Đối với người nộp thuế
- Chấp hành nghiêm chỉnh các điều khoản ký kết trong hợp đồng với tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh hệ thống.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hồ sơ thuế điện tử của mình.
Quan hệ giữa tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN với người nộp thuế ra sao? (Hình từ Internet)
Thủ tục đăng ký sử dụng dịch vụ T-VAN gồm những bước nào? Thực hiện bằng phương thức nào?
Căn cứ theo Điều 42 Thông tư 19/2021/TT-BTC quy định về thủ tục đăng ký sử dụng dịch vụ T-VAN gồm những bước sau:
- Người nộp thuế được sử dụng dịch vụ T-VAN trong việc thực hiện các thủ tục hành chính thuế bằng phương thức điện tử.
- Thủ tục đăng ký giao dịch điện tử qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN
Bước 1 Người nộp thuế lập tờ khai đăng ký sử dụng dịch vụ T-VAN (theo mẫu số 01/ĐK-T-VAN) và gửi đến Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN.
Bước 2 Chậm nhất 15 phút kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký sử dụng dịch vụ T-VAN, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi thông báo (theo mẫu số 03/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư 19/2021/TT-BTC) về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đăng ký sử dụng dịch vụ T-VAN qua hệ thống trao đổi thông tin của tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN để tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN gửi cho người nộp thuế.
- Trường hợp chấp nhận, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi thông báo về tài khoản trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế qua hệ thống trao đổi thông tin của tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN để tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN gửi cho người nộp thuế. Người nộp thuế có trách nhiệm đổi mật khẩu tài khoản được cấp lần đầu và thay đổi mật khẩu ít nhất 03 (ba) tháng một lần để đảm bảo an toàn, bảo mật.
- Trường hợp không chấp nhận, người nộp thuế căn cứ thông báo không chấp nhận đăng ký sử dụng dịch vụ T-VAN của cơ quan thuế để hoàn chỉnh thông tin đăng ký, ký điện tử và gửi đến Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN hoặc liên hệ với cơ quan thuế quản lý để được hướng dẫn, hỗ trợ.
Đăng ký ngừng sử dụng dịch vụ T-VAN như thế nào?
Căn cứ theo Điều 44 Thông tư 19/2021/TT-BTC quy định về đăng ký ngừng sử dụng dịch vụ T-VAN như sau:
- Trường hợp ngừng sử dụng dịch vụ T-VAN, người nộp thuế thực hiện đăng ký (theo mẫu số 03/ĐK-T-VAN ban hành kèm theo Thông tư 19/2021/TT-BTC) và gửi đến Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN.
- Chậm nhất 15 phút kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký ngừng sử dụng dịch vụ T-VAN, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi thông báo (theo mẫu số 03/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư 19/2021/TT-BTC) xác nhận ngừng sử dụng dịch vụ T-VAN đến người nộp thuế qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN.
- Kể từ thời điểm đăng ký ngừng sử dụng dịch vụ T-VAN, người nộp thuế được thực hiện đăng ký giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc đăng ký qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN khác.
- Ngày 12 tháng Chạp là ngày mấy dương lịch 2025? Tháng Chạp có những ngày lễ gì? Hạn nộp thuế rơi vào ngày lễ thì phải làm sao?
- Tra cứu thông báo chấp nhận nộp hồ sơ khai thuế của cơ quan thuế ở đâu?
- Hạn chót nộp thuế quý 4? Loại thuế nào khai theo quý?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2025 Hồ Chí Minh? Pháo hoa có phải chịu thuế bảo vệ môi trường không?
- Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có hiệu lực trong bao lâu?
- Có phải làm thủ tục chuyển MST người phụ thuộc sang MST cá nhân không?
- Người lao động được thưởng cổ phiếu có phải khai thuế TNCN không?
- 04 mẫu chứng từ kế toán bắt buộc trong đơn vị hành chính sự nghiệp là những mẫu nào?
- Báo cáo tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp được lập vào thời điểm nào?
- Mẫu báo cáo APA thường niên hiện nay là mẫu nào? Nguyên tắc khai thuế với APA là gì?