Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao có phải chịu thuế TNCN không?

Quy định của pháp luật về phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao có phải chịu thuế TNCN? Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao được thanh toán ra sao?

Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao có phải chịu thuế TNCN không?

Căn cứ điểm b.8 khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản phụ cấp, trợ cấp không chịu thuế TNCN như sau:

Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
1. Thu nhập từ kinh doanh
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
b.2) Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
b.3) Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
b.4) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
b.5) Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
b.7) Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.
b.8) Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.
...

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao không phải chịu thuế TNCN.

Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao có phải chịu thuế TNCN không?

Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao có phải chịu thuế TNCN không? (Hình từ Internet)

Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao được thanh toán ra sao?

Căn cứ Điều 4 Quyết định 269/2005/QĐ-TTG quy định về cách thức thanh toán tiền phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao như sau:

Theo đó, căn cứ theo quy đinh thì phụ cấp phục vụ được thanh toán định kỳ hàng tháng.

Và nguồn kinh phí chi trả phụ cấp phục vụ được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trả lương cho cán bộ, công chức quy định.

Quy định về mức phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao như thế nào?

Căn cứ Điều 2 Quyết định 269/2005/QĐ-TTg quy định mức phụ cấp phục vụ:

Mức phụ cấp phục vụ được quy định như sau:
1. Mức 400.000 đồng/tháng áp dụng đối với các đối tượng nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều 1 Quyết định này và Chuyên gia cao cấp bậc 3.
2. Mức 200.000 đồng/tháng áp dụng đối với các đối tượng nêu tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 1 Quyết định này và Chuyên gia cao cấp bậc 1, bậc 2.
Trường hợp kiêm nhiệm chức vụ thì hưởng một mức phụ cấp phục vụ theo chức vụ cao nhất.

Theo quy định trên, mức phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao được quy định như sau:

- Mức 400.000 đồng/tháng áp dụng với các đối tượng sau:

+ Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội;

+ Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội;

+ Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;

+ Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước;

+ Trưởng ban của Đảng ở Trung ương;

+ Chánh Văn phòng Trung ương;

+ Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh;

+ Tổng biên tập Báo Nhân dân;

+ Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản và các chức danh đã được xếp mức lương tương đương Trưởng ban Đảng ở Trung ương.

+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;

+ Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

+ Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;

+ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

+ Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam;

+ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam;

+ Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các chức danh đã được xếp mức lương tương đương Bộ trưởng.

+ Bí thư Tỉnh uỷ, Thành uỷ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị loại 1;

+ Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh;

+ Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

+ Thượng tướng;

+ Đô đốc Hải quân;

+ Tư lệnh quân chủng, Quân khu và các chức danh tương đương trong Quân đội nhân dân.

+ Thượng tướng trong lực lượng Công an nhân dân.

+ Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

+ Chuyên gia cao cấp bậc 3

- Mức 200.000 đồng/tháng áp dụng đối với các đối tượng sau:

+ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương;

+ Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương;

+ Phó Chánh Văn phòng Trung ương;

+ Bí thư Ban Cán sự đảng ngoài nước;

+ Bí thư Đảng uỷ khối cơ quan Trung ương;

+ Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

+ Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh;

+ Phó Tổng biên tập Báo Nhân dân;

+ Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản;

+ Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

+ Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội;

+ Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội;

+ Trưởng ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

+ Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;

+ Phó Chủ tịch Văn phòng Chủ tịch nước;

+ Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

+ Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

+ Thứ trưởng; Phó Thủ tướng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.

+ Trung tướng;

+ Phó Đô đốc Hải quân;

+ Thiếu tướng;

+ Chuẩn Đô đốc Hải quân;

+ Tư lệnh Quân đoàn và các chức vụ tương đương trong Quân đội nhân dân.

+ Trung tướng; Thiếu tướng và Tổng cục trưởng trong lực lượng Công an nhân dân.

+ Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương;

+ Phó Chủ tịch các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cực chiến binh Việt Nam);

+ Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Thành uỷ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị loại 1;

+ Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị loại 1.

+ Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Ủy viên Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

+ Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

+ Chuyên gia cao cấp bậc 1, bậc 2.

Chịu thuế TNCN
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao có phải chịu thuế TNCN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách viết mẫu 01/PLI báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024? Tiền phụ cấp độc hại của người lao động có chịu thuế TNCN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền mừng cưới từ công ty có phải chịu thuế TNCN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền phụ cấp điện thoại có phải chịu thuế TNCN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thu nhập từ nhượng quyền thương mại chịu thuế TNCN là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chuyển nhượng cổ phiếu ngang giá thì có phải chịu thuế TNCN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhận thừa kế căn nhà từ ông ngoại có phải chịu thuế TNCN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các khoản tiền lương, tiền công nào phải chịu thuế TNCN 2025?
Tác giả:
Lượt xem: 23

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;