Mùng 4 Tết Âm lịch là ngày mấy dương lịch 2025? Lịch nộp báo cáo thuế chi tiết tháng 02/2025?

Năm nay mùng 4 Tết rơi vào ngày mấy dương lịch? Lịch nộp báo cáo thuế chi tiết tháng 02 năm sau như thế nào?

Mùng 4 Tết Âm lịch là ngày mấy dương lịch 2025?

Căn cứ vào Lịch Vạn niên tháng 2 năm 2025 như sau:

Như vậy, ngày mùng 4 Tết Âm lịch sẽ rơi vào thứ 7 ngày 01 tháng 2 năm 2025 (tức ngày 04/01/2025 âm lịch là ngày 01/02/2025 dương lịch)

Mùng 4 Tết Âm lịch là ngày mấy dương lịch 2025?

Mùng 4 Tết Âm lịch là ngày mấy dương lịch 2025? (Hình ảnh từ Internet)

Lịch nộp báo cáo thuế chi tiết tháng 02/2025?

Lịch nộp báo cáo thuế chi tiết tháng 02/2025 như sau:

Thời gian

Báo cáo

Căn cứ pháp lý

03/02/2025

Nộp lệ phí môn bài năm 2025

Khoản 1 Điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP

Khoản 1 Điều 1 Nghị định 91/2022/NĐ-CP

(Thời hạn nộp là 30/01/2024 tuy nhiên ngày này là mùng 2 Tết Âm lịch nên dời đến ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ đó)

03/02/2025

Nộp thuế TNDN tạm tính Quý 4/2024

Khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019

Khoản 1 Điều 1 Nghị định 91/2022/NĐ-CP

(Thời hạn nộp là 30/01/2024 tuy nhiên ngày này là mùng 2 Tết Âm lịch nên dời đến ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ đó)

03/02/2025

Tờ khai thuế GTGT Quý 4/2024

Khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019

Khoản 1 Điều 1 Nghị định 91/2022/NĐ-CP

(Thời hạn nộp là 30/01/2024 tuy nhiên ngày này là mùng 2 Tết Âm lịch nên dời đến ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ đó)

03/02/2025

Tờ khai thuế TNCN Quý 4/2024

Khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019

Khoản 1 Điều 1 Nghị định 91/2022/NĐ-CP

(Thời hạn nộp là 30/01/2024 tuy nhiên ngày này là mùng 2 Tết Âm lịch nên dời đến ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ đó)

20/02/2025

Tờ khai thuế GTGT tháng 01/2025

Khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019

20/02/2025

Tờ khai thuế TNCN tháng 01/2025

Khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019


Chậm nộp tờ khai thuế thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt chậm nộp tờ khai thuế như sau:

- Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.

- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;

+ Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

+ Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

+ Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019.

Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt đối với tổ chức. Mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm bằng 1/2 lần mức phạt tiền đối với tổ chức căn cứ theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Có các biện pháp khắc phục hậu quả nào khi xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định?

Căn cứ theo Điều 138 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định về hình thức xử phạt, mức phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

Hình thức xử phạt, mức phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế được quy định như sau:
a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi quy định tại Điều 141 của Luật này thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Phạt 10% tính trên số tiền thuế khai thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều 142 của Luật này;
c) Phạt 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với hành vi quy định tại khoản 1 và các điểm b, c khoản 2 Điều 142 của Luật này;
d) Phạt từ 01 lần đến 03 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi quy định tại Điều 143 của Luật này.
3. Các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế bao gồm:
a) Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn, thiếu;
b) Buộc nộp đủ số tiền đã miễn, giảm, hoàn, không thu thuế không đúng.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế bao gồm:

- Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn, thiếu;

- Buộc nộp đủ số tiền đã miễn, giảm, hoàn, không thu thuế không đúng.

Mùng 4 Tết Âm lịch
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mùng 4 Tết Âm lịch là ngày mấy dương lịch 2025? Lịch nộp báo cáo thuế chi tiết tháng 02/2025?
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 36

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;