Mẫu 04/TK-SDDPNN Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp áp dụng cho đối tượng nào?
Mẫu 04/TK-SDDPNN Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp áp dụng cho đối tượng nào?
Mẫu 04/TK-SDDPNN Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân trong trường hợp chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất.Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC có dạng như sau:
Tải Mẫu 04/TK-SDDPNN Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Tại đây
Mẫu 04/TK-SDDPNN Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp áp dụng cho đối tượng nào? (Hình từ Internet)
Loại đất nào bị áp dụng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp?
(1) Loại đất phải chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:
Theo Điều 2 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 thì các loại đất phải chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp bao gồm:
- Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
- Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 3 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 sử dụng vào mục đích kinh doanh.
(2) Loại đất không phải chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:
Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 thì các loại đất không phải chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là đất phi nông nghiệp sử dụng không vào mục đích kinh doanh bao gồm:
- Đất sử dụng vào mục đích công cộng bao gồm: đất giao thông, thủy lợi; đất xây dựng công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;
- Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng;
- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
- Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
- Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
Cách tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp như thế nào?
Theo Điều 8 Thông tư 153/2011/TT-BTC thì số tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp sẽ được tính theo công thức sau đây:
(1) Đối với diện tích đất ở, đất sản xuất kinh doanh, đất phi nông nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh:
Số thuế phải nộp (đồng) = Số thuế phát sinh (đồng) - Số thuế được miễn, giảm (nếu có) (đồng)
Trong đó, số tiền thuế phát sinh được xác định như sau:
Số thuế phát sinh (đồng) = Diện tích đất tính thuế (m2) x Giá của 1m2 đất (đồng/m2) x Thuế suất (%)
(2) Đối với đất ở nhà nhiều tầng, nhiều hộ ở, nhà chung cư (bao gồm cả trường hợp có tầng hầm) và công trình xây dựng dưới mặt đất:
Số thuế phải nộp = Số thuế phát sinh - Số thuế được miễn, giảm (nếu có)
Trong đó, số tiền thuế phát sinh được xác định như sau:
Số thuế phát sinh = Diện tích nhà của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân x Hệ số phân bổ x Giá của 1m2 đất tương ứng x Thuế suất
Trường hợp chỉ có công trình xây dựng dưới mặt đất:
Số thuế phát sinh = Diện tích sử dụng công trình của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân x Hệ số phân bổ x Giá của 1m2 đất tương ứng x Thuế suất
(3) Trường hợp đất phi nông nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh mà không xác định được diện tích đất sử dụng vào mục đích kinh doanh:
Số thuế phát sinh = Diện tích đất sử dụng vào kinh doanh (m2) x Giá của 1m2 đất (đồng) x Thuế suất (%)
Diện tích đất sử dụng vào kinh doanh (m2) = Tổng diện tích đất sử dụng x (Doanh thu hoạt động kinh doanh : Tổng doanh thu cả năm)
Ai là người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp?
Theo Điều 4 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 quy định về người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp như sau:
- Người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 2 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010.
- Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) thì người đang sử dụng đất là người nộp thuế.
- Người nộp thuế trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:
+ Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thì người thuê đất ở là người nộp thuế;
+ Trường hợp người có quyền sử dụng đất cho thuê đất theo hợp đồng thì người nộp thuế được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không có thỏa thuận về người nộp thuế thì người có quyền sử dụng đất là người nộp thuế;
+ Trường hợp đất đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng đang có tranh chấp thì trước khi tranh chấp được giải quyết, người đang sử dụng đất là người nộp thuế. Việc nộp thuế không phải là căn cứ để giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất;
+ Trường hợp nhiều người cùng có quyền sử dụng một thửa đất thì người nộp thuế là người đại diện hợp pháp của những người cùng có quyền sử dụng thửa đất đó;
+ Trường hợp người có quyền sử dụng đất góp vốn kinh doanh bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 2 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 thì pháp nhân mới là người nộp thuế.
- Gia hạn nộp thuế GTGT tháng 10/2024: Các doanh nghiệp có thể được gia hạn theo Nghị định 64?
- Hướng dẫn tra cứu thuế đất online tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế mới nhất?
- Từ 16/12/2024, thuốc lá điện tử sẽ chịu mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi bao nhiêu?
- Điều kiện không áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu có biên độ trên 2%?
- Người tiếp tay cho hành vi trốn thuế có bị công khai thông tin người nộp thuế không?
- Khi nào doanh nghiệp phải thực hiện phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp?
- Hành vi trốn thuế trong trường hợp nào thì bị phạt tiền gấp 3 lần số tiền thuế trốn?
- Có bị xử phạt khi khai bổ sung hồ sơ khai thuế trước khi kiểm tra thuế?
- Cách xác định thuế suất thực tế và lợi nhuận tính thuế bổ sung tại Việt Nam như thế nào?
- Nguyên tắc và căn cứ xác định giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ như thế nào?