Mã số tiểu mục thuế tiêu thụ đặc biệt là bao nhiêu?
Mã số tiểu mục thuế tiêu thụ đặc biệt là bao nhiêu?
Theo điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư 324/2016/TT-BTC thì tiểu mục (hay còn gọi là mã nội dung kinh tế - NDKT) là phân loại chi tiết của Mục, dùng để phân loại các khoản thu, chi ngân sách nhà nước chi tiết theo các đối tượng quản lý trong từng Mục.
Căn cứ tại Phụ lục 3 Danh mục, tiểu mục ban hành kèm theo Thông tư 324/2016/TT-BTC quy định tiểu mục thuế tiêu thụ đặc biệt 2024 như sau:
Mã số Mục | Mã số tiểu mục | Tên gọi | |
Mục | 1750 | Thuế tiêu thụ đặc biệt | |
Tiểu mục | 1751 | Hàng nhập khẩu | |
1753 | Thuốc lá điếu, xì gà sản xuất trong nước | ||
1754 | Rượu sản xuất trong nước | ||
1755 | Ô tô dưới 24 chỗ ngồi sản xuất, lắp ráp trong nước | ||
1756 | Xăng các loại sản xuất trong nước | ||
1757 | Các dịch vụ, hàng hóa khác sản xuất trong nước | ||
1758 | Bia sản xuất trong nước | ||
1761 | Thuế tiêu thụ đặc biệt từ hoạt động xổ số kiến thiết | ||
1762 | Thuốc lá, xì gà nhập khẩu bán ra trong nước | ||
1763 | Rượu nhập khẩu bán ra trong nước | ||
1764 | Xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi các loại nhập khẩu bán ra trong nước | ||
1765 | Xăng các loại nhập khẩu bán ra trong nước | ||
1766 | Các dịch vụ, hàng hóa khác nhập khẩu bán ra trong nước | ||
1767 | Bia nhập khẩu bán ra trong nước | ||
1799 | Khác |
Xem chi tiết toàn bộ mã chương: Tại đây
Mã số tiểu mục thuế tiêu thụ đặc biệt là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Hàng hóa, dịch vụ nào phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
Căn cứ Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 và Điều 2 Nghị định 108/2015/NĐ-CP, quy định các đối tượng chịu thuế tiêu đặc biệt bao gồm:
(1) Hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:
- Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;
- Rượu;
- Bia;
- Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;
- Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;
- Tàu bay, du thuyền (sử dụng cho mục đích dân dụng).
- Xăng các loại;
- Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
- Bài lá;
- Vàng mã, hàng mã (không bao gồm hàng mã là đồ chơi trẻ em, đồ dùng dạy học).
Lưu ý: hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải là các sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh, không bao gồm bộ linh kiện để lắp ráp các hàng hóa này.
(2) Dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
- Kinh doanh vũ trường;
- Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);
- Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;
- Kinh doanh đặt cược (bao gồm: Đặt cược thể thao, giải trí và các hình thức đặt cược khác theo quy định của pháp luật);
- Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;
- Kinh doanh xổ số.
Hàng hóa nào không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 và Điều 3 Nghị định 108/2015/NĐ-CP, hàng hóa theo quy định trên không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong các trường hợp sau:
(1) Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu;
(2) Hàng hóa nhập khẩu gồm:
- Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ, bao gồm:
+ Hàng viện trợ nhân đạo, hàng viện trợ không hoàn lại, bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, hàng trợ giúp nhân đạo, hàng cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh;
+ Quà tặng của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;
+ Quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo định mức quy định của pháp luật.
- Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ;
- Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
- Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng nhập khẩu để bán miễn thuế theo quy định của pháp luật;
(3) Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch;
(4) Xe ô tô cứu thương; xe ô tô chở phạm nhân; xe ô tô tang lễ; xe ô tô thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên; xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông;
(5) Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ.
- Phương pháp khai thuế GTGT, thuế TNCN theo từng lần phát sinh áp dụng với cá nhân kinh doanh nào?
- Trong lĩnh vực quản lý thuế, phí, lệ phí của cơ quan thuế thì thời điểm lập biên lai ra sao?
- Mẫu Bảng kê viên chức ngoại giao thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng (Mẫu số 01-3b/HT)?
- Khu phi thuế quan có chịu thuế GTGT không? Khu phi thuế quan gồm những khu nào?
- Nhận tiền tài trợ có lập hóa đơn không? Bảo mật đối với hóa đơn điện tử như thế nào?
- Thuế VAT ai chịu? Nộp hồ sơ khai thuế VAT ở đâu?
- Cục trưởng Cục Thuế có quyền ấn định thuế không? Người nộp thuế bị ấn định thuế trong những trường hợp nào?
- Hướng dẫn quy trình kê khai lệ phí trước bạ điện tử cho xe máy như thế nào?
- Doanh nghiệp tư nhân được cấp mã số thuế 10 số hay 13 số?
- Tờ khai đăng ký thuế lần đầu dùng cho cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam là mẫu nào?