Kỳ hoàn thuế giá trị gia tăng từ ngày 01/7/2025 là gì? 8 hành vi bị nghiêm cấm trong hoàn thuế giá trị gia tăng?

Từ ngày 01/7/2025, kỳ hoàn thuế giá trị gia tăng được hiểu như thế nào? 8 hành vi bị nghiêm cấm trong hoàn thuế giá trị gia tăng?

Kỳ hoàn thuế giá trị gia tăng từ ngày 01/7/2025 là gì?

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định về kỳ hoàn thuế giá trị gia tăng. Nhưng theo quy định tại Điều 15 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 (có hiệu lực từ 1/7/2025) quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng thì có thể hiểu kỳ hoàn thuế giá trị gia tăng là khoảng thời gian mà doanh nghiệp được phép thực hiện thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng đã nộp vào ngân sách nhà nước. Kỳ hoàn thuế thường được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật về thuế và có thể thay đổi theo từng thời điểm.

Kỳ hoàn thuế giá trị gia tăng từ ngày 01/7/2025 là gì? 8 hành vi bị nghiêm cấm trong hoàn thuế giá trị gia tăng?

Kỳ hoàn thuế giá trị gia tăng từ ngày 01/7/2025 là gì? 8 hành vi bị nghiêm cấm trong hoàn thuế giá trị gia tăng? (Hình từ Internet)

8 hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoàn thuế giá trị gia tăng?

Căn cứ theo Điều 13 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 (có hiệu lực từ 1/7/2025) quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng theo Luật Thuế Giá trị gia tăng 2024 từ ngày 01/7/2025 như sau:

Trường hợp 1. Mua, cho, bán, tổ chức quảng cáo, môi giới mua, bán hóa đơn.

Trường hợp 2. Tạo lập giao dịch mua, bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không có thật hoặc giao dịch không đúng quy định của pháp luật.

Trường hợp 3. Lập hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp lập hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày thông báo tạm ngừng kinh doanh.

Trường hợp 4. Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ theo quy định của Chính phủ.

Trường hợp 5. Không chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử về cơ quan thuế theo quy định.

Trường hợp 6. Làm sai lệch, sử dụng sai mục đích, truy cập trái phép, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ.

Trường hợp 7. Đưa, nhận, môi giới hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan đến hóa đơn, chứng từ để được khấu trừ thuế, hoàn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, trốn thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp 8. Thông đồng, bao che; móc nối giữa công chức quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế và cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu, giữa các cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu trong việc sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ để được khấu trừ thuế, hoàn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, trốn thuế giá trị gia tăng.

3 mức độ rủi ro khi cơ quan thuế kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế?

Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định về việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoàn thuế như sau:

Cơ quan thuế phân loại hồ sơ hoàn thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan hoặc các quy định hiện hành. Đối với phân loại hồ sơ hoàn thuế theo rủi ro, căn cứ kết quả phân loại rủi ro hồ sơ hoàn thuế tại Điều 13 Thông tư này, cơ quan thuế áp dụng các biện pháp phù hợp trong giải quyết, xử lý hồ sơ hoàn thuế như sau:

- Phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế

+ Hồ sơ hoàn thuế thuộc loại rủi ro cao về thuế: Thực hiện kiểm tra trước, hoàn thuế sau

Trong 12 tháng liên tục tính từ đầu năm tài chính, người nộp thuế có hồ sơ hoàn thuế liên tiếp được đánh giá là rủi ro cao:

++ Trường hợp lần đánh giá rủi ro đang thực hiện so với lần đánh giá trước liền kề khác nhau về tổng số điểm rủi ro hoặc điểm rủi ro tại mỗi tiêu chí, chỉ số khác nhau: Hồ sơ hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau.

++ Trường hợp lần đánh giá rủi ro đang thực hiện so với lần đánh giá trước liền kề giống nhau về tổng số điểm và số điểm tại mỗi tiêu chí, chỉ số; hoặc hồ sơ hoàn thuế đang thực hiện so với lần đánh giá trước liền kề có số điểm rủi ro tại mỗi chỉ số thấp hơn dẫn đến tổng điểm rủi ro thấp hơn tương ứng:

- Kết quả kiểm tra hồ sơ hoàn thuế lần trước liền kề hoặc thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế không phát hiện hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn thì hồ sơ hoàn thuế lần tiếp theo không thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế.

- Trường hợp kiểm tra hồ sơ hoàn thuế lần trước liền kề hoặc thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế phát hiện hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn thì hồ sơ hoàn thuế lần tiếp theo thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế.

+ Hồ sơ hoàn thuế thuộc các loại rủi ro trung bình và rủi ro thấp: Thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau.

+ Trường hợp, sau khi ứng dụng phân loại hồ sơ hoàn thuế, trong quá trình giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan thuế phát hiện người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, pháp luật hải quan hoặc trường hợp nếu người nộp thuế không giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế hoặc có giải trình, bổ sung nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng, cơ quan thuế thay đổi việc áp dụng hình thức phân loại hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế đang thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau sang thuộc diện hồ sơ kiểm tra trước hoàn thuế sau; việc phê duyệt thay đổi áp dụng hình thức phân loại phải được cập nhật vào hệ thống thông tin nghiệp vụ.

- Kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế

+ Việc sắp xếp thứ tự kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế được cơ quan thuế thực hiện trên cơ sở tổng điểm rủi ro từ cao xuống thấp trong thời hạn năm (05) năm kể từ ngày có quyết định hoàn thuế:

++ Rủi ro cao (đối với hồ sơ hoàn thuế không thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau quy định tại điểm a khoản 1 Điều này): Thực hiện kiểm tra, thanh tra trong thời hạn một (01) năm kể từ ngày ban hành quyết định hoàn thuế;

++ Rủi ro trung bình: Thực hiện kiểm tra, thanh tra trong thời hạn ba (03) năm kể từ ngày ban hành quyết định hoàn thuế;

+ Rủi ro thấp: Thực hiện kiểm tra, thanh tra trong thời hạn năm (05) năm kể từ ngày ban hành quyết định hoàn thuế;

+ Căn cứ tình hình thực tế, cơ quan thuế có thể kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế sớm hơn thời hạn nêu trên.

+ Tổng cục Thuế quy định cụ thể về kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế; kết hợp với thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật thuế theo quy định.

Như vậy, 3 mức độ rủi ro khi cơ quan thuế kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế gồm:

- Rủi ro cao

- Rủi ro trung bình

- Rủi ro thấp

Hoàn thuế gtgt
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Kỳ hoàn thuế giá trị gia tăng từ ngày 01/7/2025 là gì? 8 hành vi bị nghiêm cấm trong hoàn thuế giá trị gia tăng?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/7/2025, cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết có được hoàn lại khi giải thể không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong khấu trừ, hoàn thuế GTGT theo Luật Thuế GTGT 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoàn thuế GTGT là gì? Các trường hợp hoàn thuế GTGT đối với đầu tư từ 1/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hoá nhập khẩu sau đó xuất khẩu sang nước khác không được hoàn thuế GTGT từ 01/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp không được hoàn thuế GTGT dự án đầu tư từ ngày 01/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/07/2025, nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì có được hoàn thuế GTGT?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/7/2025 cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế GTGT mà chuyển sang kỳ tiếp theo khi có dự án đầu tư thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn hoàn thuế GTGT đối với doanh nghiệp có dự án đầu tư mở rộng từ 01/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự án đầu tư mới là gì? Điều kiện hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư mới từ 01/7/2025?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 18

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;