Khi nào áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước?
Thuế chống bán phá giá là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 giải thích thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Khi nào áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 81 Luật Quản lý ngoại thương 2017, việc áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước được thực hiện như sau:
Áp dụng biện pháp chống bán phá giá
...
4. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước được thực hiện như sau:
a) Trong trường hợp kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định có thiệt hại đáng kể hoặc có đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước;
b) Thuế chống bán phá giá được áp dụng có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa nhập khẩu trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời nếu hàng hóa nhập khẩu được xác định bị bán phá giá; khối lượng hoặc số lượng hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh đột biến trong giai đoạn từ khi tiến hành điều tra đến khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời và gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước trong trường hợp kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định có thiệt hại đáng kể hoặc có đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước.
Khi nào áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước? (Hình từ Internet)
Cách xác định có thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước như thế nào?
Cách xác định thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước quy định tại Điều 23 Nghị định 10/2018/NĐ-CP như sau:
(1) Việc xác định thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước dựa trên cơ sở xem xét các yếu tố sau đây:
- Sự gia tăng tuyệt đối hoặc tương đối của khối lượng, số lượng hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam so với khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự sản xuất trong nước hoặc tiêu dùng trong nước;
- Tác động ép giá, kìm giá của hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào Việt Nam đối với giá bán của hàng hóa tương tự sản xuất trong nước;
- Tác động của hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp đối với tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành sản xuất trong nước, bao gồm mức suy giảm thực tế, suy giảm tiềm ẩn của doanh thu, lượng bán hàng, lợi nhuận, sản lượng, thị phần, công suất, năng suất, đầu tư; các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán trong nước; độ lớn của biên độ bán phá giá, mức trợ cấp; và ảnh hưởng bất lợi thực tế và tiềm ẩn đối với dòng tiền, tồn kho, lao động, tiền lương, khả năng huy động vốn;
- Các yếu tố tác động khác.
(2) Việc xác định thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước phải dựa trên những chứng cứ cụ thể.
Cách xác định có đe dọa gây thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước như thế nào?
Cách xác định có đe dọa gây thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước quy định tại Điều 24 Nghị định 10/2018/NĐ-CP, cụ thể:
(1) Việc xác định đe dọa gây thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước dựa trên cơ sở xem xét các yếu tố sau đây:
- Sự gia tăng tuyệt đối hoặc tương đối của khối lượng, số lượng hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam so với khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự sản xuất trong nước hoặc so với tiêu dùng trong nước;
- Năng lực sản xuất của nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài đủ lớn hoặc có thể gia tăng đáng kể trong tương lai gần dẫn đến khả năng gia tăng đáng kể của khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào Việt Nam;
- Hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam làm giảm giá đáng kể, hoặc kìm giá ở mức đáng kể, hoặc ngăn không cho tăng đáng kể giá bán của hàng hóa tương tự sản xuất trong nước, dẫn đến khả năng gia tăng nhu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu;
- Số liệu tồn kho của hàng hóa bị điều tra;
- Các yếu tố khác.
(2) Việc xem xét tổng hợp các yếu tố quy định nêu trên cho thấy khả năng thực tế gia tăng nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp và nếu không áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp thì thiệt hại đáng kể sẽ xảy ra.
(3) Việc xác định đe dọa gây thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước phải dựa trên những chứng cứ cụ thể.
- Người chơi game không xác thực tài khoản thì có được chơi game? Người chơi game nhận giải thưởng từ các cuộc thi đấu có phải nộp thuế TNCN không?
- Điểm thưởng trong trò chơi điện tử trên mạng có phải chịu thuế TNCN không?
- Từ 06/02/2025, hồ sơ đăng ký thuế bao gồm những gì? Nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế ở đâu?
- Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu của hộ cá nhân sử dụng mã số định danh thay mã số thuế từ 06/02/2025?
- Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu đối với cá nhân được cơ quan thuế cấp mã số thuế từ 06/02/2025?
- Giá truyền tải điện năm 2024 là bao nhiêu? Có bao gồm thuế giá trị gia tăng chưa?
- Từ 06/02/2025, đối tượng đăng ký thuế là những đối tượng nào?
- Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của hộ cá nhân từ 06/02/2025?
- Mùng 6 Tết Âm lịch là thứ mấy, ngày mấy 2025? Mùng 6 Tết Âm lịch là hạn nộp của tờ khai thuế nào?
- Địa điểm nộp và hồ sơ đăng ký thuế lần đầu từ 06/02/2025 ra sao?