Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào có cần hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá không?

Điều kiện cần có để khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào là gì? Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với cơ sở kinh doanh nào?

Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào có cần hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá không?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 thì điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định như sau:

Điều kiện 1: Có hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu;

Điều kiện 2: Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng;

Điều kiện 3: Đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 12 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 còn phải có: hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hoá, cung ứng dịch vụ; hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ; chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt; tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu.

Việc thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu dưới hình thức thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước được coi là thanh toán không dùng tiền mặt.

Theo đó, một trong các điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào là phải có hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu.

Như vậy, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào phải có hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá.

Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào có cần hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, không?

Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào có cần hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, không? (Hình từ Internet)

Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với cơ sở kinh doanh nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 10 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 thì phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ bao gồm:

- Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh;

- Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh.

Trường hợp nào được hoàn thuế giá trị gia tăng?

Căn cứ tại Điều 13 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016 thì các trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng như sau:

- Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.

Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng.

Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng mà được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp theo đối với các trường hợp:

+ Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư 2020 hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động;

+ Dự án đầu tư khai thác tài nguyên, khoáng sản được cấp phép từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 hoặc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hóa mà tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên theo dự án đầu tư.

- Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật Hải quan 2014.

Thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không vi phạm pháp luật về thuế, hải quan trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019.

- Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.

- Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hoá mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh.

- Việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo được quy định như sau:

+ Chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả cho hàng hoá, dịch vụ mua tại Việt Nam để phục vụ cho chương trình, dự án;

+ Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ không hoàn lại, tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả cho hàng hóa, dịch vụ đó.

- Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.

- Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Khấu trừ thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
03 điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào từ 01/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
08 hành vi bị nghiêm cấm trong khấu trừ thuế và hoàn thuế từ ngày 01/07/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào có cần hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp khấu trừ thuế được quy định như thuế nào theo Luật Thuế giá trị gia tăng 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Thuế Giá trị gia tăng 2024 sẽ bổ sung điều kiện về chứng từ khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế thu nhập cá nhân đã nộp ở nước ngoài có được khấu trừ vào số tiền thuế TNCN phải nộp ở Việt Nam không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có trách nhiệm khấu trừ thuế khi nhà cung cấp ở nước ngoài chưa đăng ký thuế tại Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Bút toán khấu trừ thuế GTGT là như thế nào? Tài khoản nào dùng hạch toán thuế GTGT?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào có phải kỳ nào tính theo kỳ đó không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng sinh học ra sao?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 30

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;