Giao dịch thuế điện tử bị lỗi thì thực hiện giao dịch với cơ quan thuế như thế nào?
Giao dịch thuế điện tử bị lỗi thì thực hiện giao dịch với cơ quan thuế như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 19/2021/TT-BTC quy định về xử lý sự cố trong quá trình thực hiện giao dịch thuế điện tử như sau:
Xử lý sự cố trong quá trình thực hiện giao dịch thuế điện tử
1. Trường hợp giao dịch điện tử không thực hiện được do lỗi hệ thống hạ tầng kỹ thuật của người nộp thuế thì người nộp thuế phải tự khắc phục sự cố.
Trường hợp đến hạn nộp hồ sơ thuế, nộp thuế mà hệ thống hạ tầng kỹ thuật của người nộp thuế chưa khắc phục được sự cố, người nộp thuế thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức nộp hồ sơ bản giấy trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc qua đường bưu chính, nộp thuế trực tiếp tại ngân hàng hoặc KBNN theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Trường hợp giao dịch điện tử không thực hiện được do lỗi hệ thống hạ tầng kỹ thuật của ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thì ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm thông báo cho người nộp thuế được biết và phối hợp vơi Tổng cục Thuế để được hỗ trợ kịp thời và có biện pháp khắc phục nhanh nhất sự cố; người nộp thuế được quyền thực hiện nộp qua ngân hàng/tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán khác hoặc bằng phương thức nộp thuế trực tiếp tại ngân hàng/KBNN theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành.
…
Như vậy, đối chiếu quy định trên nếu có sự cố giao dịch thuế điện tử bị lỗi thì thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức nộp hồ sơ bản giấy trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc qua đường bưu chính, nộp thuế trực tiếp tại ngân hàng hoặc KBNN.
Giao dịch thuế điện tử bị lỗi thì thực hiện giao dịch với cơ quan thuế như thế nào? (Hình từ Internet)
Người nộp thuế có thể sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng để thực hiện giao dịch thuế điện tử không?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC quy định về nguyên tắc giao dịch thuế điện tử như sau:
Nguyên tắc giao dịch thuế điện tử
1. Người nộp thuế thực hiện giao dịch thuế điện tử phải có khả năng truy cập và sử dụng mạng Internet, có địa chỉ thư điện tử, có chữ ký số theo quy định tại Điều 7 Thông tư này hoặc có số điện thoại di động được một công ty viễn thông ở Việt Nam cấp (đối với cá nhân chưa được cấp chứng thư số) đã đăng ký sử dụng để giao dịch với cơ quan thuế trừ trường hợp người nộp thuế lựa chọn phương thức nộp thuế điện tử theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
2. Người nộp thuế có thể lựa chọn các phương thức sau đây để thực hiện giao dịch thuế điện tử thông qua:
a) Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
b) Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
c) Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác (trừ điểm b khoản này) đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
d) Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN được Tổng cục Thuế chấp nhận kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
đ) Dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện nộp thuế điện tử.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì người nộp thuế hoàn toàn có thể sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng để thực hiện giao dịch thuế điện tử.
Ngày nộp thuế giao dịch điện tử được xác định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 58 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về xác định ngày đã nộp thuế như sau:
Xác định ngày đã nộp thuế
1. Trường hợp nộp tiền thuế không bằng tiền mặt, ngày đã nộp thuế là ngày Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, tổ chức dịch vụ trích tiền từ tài khoản của người nộp thuế hoặc người nộp thay và được ghi nhận trên chứng từ nộp tiền thuế.
2. Trường hợp nộp tiền thuế trực tiếp bằng tiền mặt, ngày đã nộp thuế là ngày Kho bạc Nhà nước, cơ quan quản lý thuế hoặc tổ chức được ủy nhiệm thu thuế cấp chứng từ thu tiền thuế.
Theo đó, có 2 trường hợp để xác định ngày nộp thuế là nộp tiền thuế không bằng tiền mặt và nộp tiền thuế trực tiếp bằng tiền mặt như sau:
- Trường hợp nộp tiền thuế không bằng tiền mặt, ngày đã nộp thuế là ngày Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, tổ chức dịch vụ trích tiền từ tài khoản của người nộp thuế hoặc người nộp thay và được ghi nhận trên chứng từ nộp tiền thuế.
- Trường hợp nộp tiền thuế trực tiếp bằng tiền mặt, ngày đã nộp thuế là ngày Kho bạc Nhà nước, cơ quan quản lý thuế hoặc tổ chức được ủy nhiệm thu thuế cấp chứng từ thu tiền thuế.
Như vậy, trường hợp ngày nộp thuế giao dịch điện tử thì ngày đã nộp thuế là ngày Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, tổ chức dịch vụ trích tiền từ tài khoản của người nộp thuế hoặc người nộp thay và được ghi nhận trên chứng từ nộp tiền thuế.
- Trình tự giải quyết hồ sơ nộp dần tiền thuế nợ ra sao?
- Thời điểm xuất hoá đơn dịch vụ là khi thu tiền hay chưa thu tiền?
- Trong thời gian chờ kết quả giám định có tính tiền chậm nộp thuế đối với người nộp thuế không?
- Nội dung của hoá đơn điện tử xăng dầu gồm những gì?
- Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương tiền công trực tiếp quyết toán thuế TNCN với cơ quan thuế khi nào?
- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn có thời hiệu thi hành bao nhiêu năm?
- Tiền đóng bảo hiểm xã hội có phải tính thuế thu nhập cá nhân hay không?
- Tiền đóng bảo hiểm y tế có được giảm trừ khi tính thuế TNCN không?
- Hóa đơn điện tử bán tài sản công áp dụng cho những loại tài sản nào? Định dạng hóa đơn điện tử gồm mấy thành phần?
- Có phải hoàn thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ hay không?