Giá truyền tải điện năm 2024 là bao nhiêu? Có bao gồm thuế giá trị gia tăng chưa?
Giá truyền tải điện năm 2024 là bao nhiêu? Có bao gồm thuế giá trị gia tăng chưa?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 3420/QĐ-BCT năm 2024 quy định về giá truyền tải điện như sau:
Giá truyền tải điện năm 2024 là 83,07 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng)
Đồng thời, Điều 4 Quyết định 3420/QĐ-BCT năm 2024 quy định về thời gian áp dụng giá truyền tải điện như sau:
Thời gian áp dụng giá truyền tải điện tại Điều 1 Quyết định này: từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024.
Từ hai quy định trên, có thể thấy giá truyền tải điện năm 2024 là 83,07 đồng/kWh, giá này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng và thời gian áp dụng giá truyền tải điện là từ 01/01/2024 đến 31/12/2024.
Giá truyền tải điện năm 2024 là bao nhiêu? Có bao gồm thuế giá trị gia tăng chưa? (Hình từ Internet)
Đơn vị truyền tải điện có quyền và nghĩa vụ gì từ 01/02/2025?
Căn cứ Điều 60 Luật Điện lực 2024 (văn bản có hiệu lực từ 01/02/2025) thì đơn vị truyền tải điện có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Đơn vị truyền tải điện có các quyền sau đây:
+ Đấu nối vào hệ thống điện quốc gia khi đáp ứng điều kiện và yêu cầu kỹ thuật;
+ Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan;
+ Xây dựng và trình duyệt giá dịch vụ truyền tải điện;
+ Cung cấp dịch vụ truyền tải điện theo quy định;
+ Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động truyền tải điện;
+ Được vào khu vực quản lý của bên mua điện để thao tác, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế mới trang thiết bị điện của đơn vị truyền tải điện;
+ Quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Đơn vị truyền tải điện có các nghĩa vụ sau đây:
+ Bảo đảm cung cấp dịch vụ truyền tải và các dịch vụ phụ trợ cho các bên có liên quan, quyền đấu nối của các tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực vào lưới điện truyền tải được giao quản lý vận hành, trừ trường hợp lưới điện truyền tải bị quá tải theo xác nhận của Bộ Công Thương;
+ Trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và an toàn của trang thiết bị phải ngừng hoặc yêu cầu cấp điều độ có quyền điều khiển giảm mức truyền tải điện nếu không có giải pháp khác;
+ Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện truyền tải và thực hiện đầu tư phát triển lưới điện truyền tải đáp ứng nhu cầu truyền tải điện theo quy hoạch phát triển điện lực, kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển điện lực; đầu tư thiết bị đo đếm điện và các thiết bị phụ trợ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với đơn vị phát điện, đơn vị phân phối điện hoặc khách hàng sử dụng điện;
+ Bảo đảm lưới điện và trang thiết bị thuộc phạm vi quản lý vận hành an toàn, ổn định, tin cậy;
+ Tuân thủ quy định về điều độ, vận hành hệ thống điện, an toàn điện và thị trường điện;
+ Tuân thủ phương thức vận hành, lệnh chỉ huy, điều khiển của cấp điều độ có quyền điều khiển;
+ Thông báo ngay cho cấp điều độ có quyền điều khiển và các tổ chức, cá nhân có liên quan khi có sự cố về lưới điện truyền tải;
+ Báo cáo thông tin liên quan đến khả năng sẵn sàng, độ dự phòng của trang thiết bị, thông tin liên quan khác theo yêu cầu của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia, đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc tiết kiệm trong truyền tải điện được quy định như thế nào từ 01/02/2025?
Căn cứ khoản 2 Điều 55 Luật Điện lực 2024 (văn bản có hiệu lực từ 01/02/2025) có quy định:
Tiết kiệm trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện
1. Tiết kiệm điện trong phát điện được quy định như sau:
a) Đơn vị phát điện có trách nhiệm lựa chọn, áp dụng công nghệ phát điện tiên tiến, thân thiện với môi trường, có hiệu suất cao, quản lý và thực hiện phương thức vận hành tối ưu thiết bị phát điện để tiết kiệm nhiên liệu và các nguồn năng lượng dùng phát điện, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và bảo vệ môi trường;
b) Hệ thống điện tự dùng trong nhà máy phát điện phải được thiết kế, lắp đặt hợp lý và phải bố trí sử dụng trong quá trình vận hành phù hợp với yêu cầu tiết kiệm điện tự dùng;
c) Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định định mức tiêu hao điện tự dùng cho các loại nhà máy điện.
2. Tiết kiệm điện trong truyền tải điện, phân phối điện được quy định như sau: hệ thống đường dây truyền tải điện, phân phối điện và trạm điện phải bảo đảm các thông số và tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật tiên tiến, được vận hành với phương thức tối ưu nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp điện ổn định, an toàn, liên tục và xét đến hiệu quả kinh tế của các giải pháp giảm tổn thất điện năng.
...
Như vậy, theo quy định trên thì việc tiết kiệm điện trong truyền tải điện được quy định như sau: hệ thống đường dây truyền tải điện, phân phối điện và trạm điện phải bảo đảm các thông số và tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật tiên tiến, được vận hành với phương thức tối ưu nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp điện ổn định, an toàn, liên tục và xét đến hiệu quả kinh tế của các giải pháp giảm tổn thất điện năng.
- Xe ô tô nào không cần đóng thuế trước bạ?
- Không ký biên bản thanh tra thuế trong thời hạn bao lâu thì bị xử phạt hành vi vi phạm hành chính?
- Cập nhật: Giá pháo hoa Bộ Quốc phòng dịp Tết 2025? Mua pháo hoa Bộ Quốc phòng thì người mua có phải trả thêm thuế GTGT?
- 06 trường hợp được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào từ 01/7/2025?
- Chính thức có Nghị định 180 giảm thuế GTGT xuống 8% đến hết 30/6/2025?
- Thông tin phục vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ thuế bao gồm những thông tin gì?
- Từ 01/01/2025, xe ô tô vượt đèn đỏ có thể bị phạt tới 20 triệu đồng? Xe ô tô nào không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt?
- Danh sách 303 doanh nghiệp lớn do Cục Thuế doanh nghiệp lớn được phân công trực tiếp quản lý thuế năm 2025?
- Từ 24/12/2024 dịch vụ viễn thông chỉ được cung cấp cho các thuê bao đã xác thực thông tin? Dịch vụ viễn thông có được giảm thuế GTGT?
- Thủ tục đăng ký kiểm tra kiến thức pháp luật để phục hồi điểm giấy phép lái xe từ 01/01/2025? Lệ phí cấp giấy phép lái xe là bao nhiêu?