Thông tin phục vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ thuế bao gồm những thông tin gì?
Thông tin phục vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ thuế bao gồm những thông tin gì?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định thông tin phục vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ thuế bao gồm:
(1) Thông tin trong cơ quan thuế
- Thông tin về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế; thông tin về nhân thân các thành viên sáng lập, chủ sở hữu và người đại diện pháp luật của người nộp thuế; đăng ký và sử dụng lao động; thông tin về trạng thái người nộp thuế; số lần thay đổi các thông tin đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế; tình hình góp vốn của các thành viên; ngành nghề kinh doanh chính;
- Thông tin về các hồ sơ khai thuế; nộp thuế; nợ thuế; ưu đãi, miễn, giảm thuế; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế; hoàn thuế; đăng ký, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ; thông tin khiếu nại, tố cáo; thông tin về kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý sau thanh tra, kiểm tra; thông tin về giao dịch liên kết;
- Các thông tin khác.
(2) Thông tin thu thập từ cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm cung cấp
- Thông tin về người nộp thuế thu thập từ cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định tại Điều 26 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, Điều 27 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, Điều 30 Nghị định 126/2020/NĐ-CP hoặc theo quy định hiện hành;
- Thông tin từ nước ngoài, tổ chức quốc tế cung cấp theo nghĩa vụ tại các điều ước quốc tế có liên quan đến thuế mà Việt Nam là thành viên.
(3) Thông tin khác có liên quan đến người nộp thuế.
Thông tin phục vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ thuế bao gồm những thông tin gì? (Hình ảnh từ Internet)
Thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ thuế như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 8 Thông tư 31/2021/TT-BTC, quy định về thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro như sau:
(1) Nguồn thu thập thông tin
- Từ hệ thống thông tin trong cơ quan thuế;
- Từ phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính và các cơ quan, đơn vị thuộc các Bộ, ngành liên quan trong việc trao đổi, cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý thuế;
- Từ phối hợp trao đổi thông tin với cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
- Tiếp nhận thông tin của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân cung cấp theo quy định của pháp luật;
- Thông tin liên quan đến hoạt động của người nộp thuế thu thập được trong quá trình quản lý thuế;
- Mua thông tin theo quy định tại Luật Quản lý thuế 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Tiếp nhận thông tin liên quan đến thuế từ nước ngoài, tổ chức quốc tế cung cấp theo nghĩa vụ tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Từ các nguồn thông tin có liên quan khác theo quy định của pháp luật.
(2) Hình thức thu thập thông tin
- Cung cấp, trao đổi dưới dạng dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử (e-mail), trao đổi qua cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế; tin nhắn và cuộc gọi đến số điện thoại được cơ quan thuế công bố chính thức;
- Cung cấp, trao đổi bằng văn bản, điện tín, điện báo, fax, tài liệu giấy;
- Trao đổi trực tiếp trên cơ sở biên bản ghi nhận, có xác nhận của các bên liên quan; cử đại diện làm việc, xác minh, thu thập thông tin, tài liệu; tổ chức hội nghị và các hình thức khác.
(3) Xử lý thông tin thu thập
- Đánh giá mức độ liên quan của thông tin với nhu cầu, mục đích sử dụng thông tin; xem xét độ tin cậy, tính chính xác của thông tin;
- Phân loại, sắp xếp, lưu trữ thông tin từ các nguồn theo từng nhóm thông tin phục vụ khai thác, phân tích thông tin;
- Phân tích thông tin, xem xét, phát hiện các yếu tố cấu thành nội dung thông tin phục vụ quản lý rủi ro;
- Tổng hợp, liên kết các yếu tố có liên quan được phát hiện qua phân tích để làm rõ nội dung, giá trị của thông tin được thu thập phục vụ phân loại mức độ rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro hoạt động nghiệp vụ thuế ra sao?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 31/2021/TT-BTC có quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro như sau:
(1) Ứng dụng quản lý rủi ro, cơ sở dữ liệu về người nộp thuế được xây dựng, quản lý tập trung tại Tổng cục Thuế, đảm bảo thông tin làm cơ sở đánh giá rủi ro được cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời nhờ việc kết nối trao đổi thông tin với các hệ thống xử lý dữ liệu điện tử thuế và các hệ thống thông tin dữ liệu liên quan
Trường hợp hệ thống bị sự cố hoặc lỗi đường truyền, việc cập nhật, tích hợp, xử lý, lưu trữ thông tin trên hệ thống được thực hiện ngay khi sự cố, lỗi hệ thống được khắc phục.
(2) Áp dụng các biện pháp quản lý nhằm đảm bảo an toàn, bảo mật dữ liệu, an toàn máy tính và an ninh mạng theo quy định của pháp luật.
(3) Tổng cục Thuế quy định cụ thể trách nhiệm của đơn vị, công chức thuế các cấp trong việc xây dựng, quản lý, vận hành, cập nhật, khai thác, sử dụng ứng dụng quản lý rủi ro phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ thuế.
- Từ ngày 01/7/2025, hóa đơn chứng từ được quy định như thế nào? Hàng quảng cáo có cần phải lập hóa đơn không?
- Danh mục 05 chi phí tố tụng mới nhất từ 01/07/2025?
- Chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp của nhà nước hiện nay như thế nào?
- Chi phí đi lại là gì theo Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024?
- Chi phí thù lao là gì theo Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024?
- Mẫu tờ khai thuế GTGT quý 4 năm 2024? Tải mẫu tờ khai tại đâu?
- Giá chuyển nhượng đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn là gì?
- Lịch nghỉ Tết 2025 xổ số miền Bắc, miền Trung, miền Nam? Trúng xổ số có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
- Chính thức có Pháp lệnh Chi phí tố tụng mới từ 01/07/2025?
- Tổng hợp mẫu thông báo nghỉ Tết 2025 bằng tiếng Việt và tiếng Anh đầy đủ nhất? Doanh nghiệp có được nộp hồ sơ thuế điện tử vào mùng 1 Tết không?