Cơ quan hải quan quản lý rủi ro trong quản lý thuế như thế nào?

Quy trình quản lý rủi ro trong công tác thu thuế của cơ quan hải quan?

Cơ quan hải quan, quản lý rủi ro trong quản lý thuế như thế nào?

Căn cứ theo Điều 9 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định về việc quản lý rủi ro trong quản lý thuế như sau:

- Cơ quan thuế áp dụng quản lý rủi ro trong đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, nợ thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, hoàn thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quản l‎ý và sử dụng hóa đơn, chứng từ và các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.

- Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong khai thuế, hoàn thuế, không thu thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế và các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.

- Áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế gồm nghiệp vụ thu thập, xử lý thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế; xây dựng tiêu chí quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý thuế phù hợp.

- Đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế được quy định như sau:

+ Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế được thực hiện dựa trên hệ thống các tiêu chí, thông tin về lịch sử quá trình hoạt động của người nộp thuế, quá trình tuân thủ pháp luật và mối quan hệ hợp tác với cơ quan quản lý thuế trong việc thực hiện pháp luật về thuế và mức độ vi phạm pháp luật về thuế;

+ Phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế được thực hiện dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế. Trong quá trình phân loại mức độ rủi ro, cơ quan quản lý thuế xem xét các nội dung có liên quan, gồm thông tin về dấu hiệu rủi ro; dấu hiệu, hành vi vi phạm trong quản lý thuế; thông tin về kết quả hoạt động nghiệp vụ của cơ quan quản lý thuế, cơ quan khác có liên quan theo quy định của Luật này;

+ Cơ quan quản lý thuế sử dụng kết quả đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và kết quả phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế để áp dụng các biện pháp quản lý thuế phù hợp.

- Cơ quan quản lý thuế ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin để tự động tích hợp, xử lý dữ liệu phục vụ việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.

- Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tiêu chí đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, phân loại mức độ rủi ro và việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì cơ quan hải quan quản lý rủi ro trong quản lý thuế như: khai thuế, hoàn thuế, không thu thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế và các nghiệp vụ khác.

Cơ quan hải quan quản lý rủi ro trong quản lý thuế như thế nào?

Cơ quan hải quan quản lý rủi ro trong quản lý thuế như thế nào? (Hình từ Internet)

Quản lý rủi ro trong quản lý thuế để làm gì?

Căn cứ theo khoản 15 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.
2. Các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu bao gồm:
a) Phí và lệ phí theo quy định của Luật Phí và lệ phí;
b) Tiền sử dụng đất nộp ngân sách nhà nước;
c) Tiền thuê đất, thuê mặt nước;
d) Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;
đ) Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;
e) Tiền nộp ngân sách nhà nước từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
g) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan;
h) Tiền chậm nộp và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
3. Các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước không do cơ quan quản lý thuế quản lý thu bao gồm:
a) Tiền sử dụng khu vực biển để nhận chìm theo quy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
b) Tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, trừ lĩnh vực thuế và hải quan;
d) Tiền nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công từ việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí;
đ) Thu viện trợ;
e) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
4. Trụ sở của người nộp thuế là địa điểm người nộp thuế tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh, bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi sản xuất, nơi để hàng hóa, nơi để tài sản dùng cho sản xuất, kinh doanh; nơi cư trú hoặc nơi phát sinh nghĩa vụ thuế.
5. Mã số thuế là một dãy số gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế.
6. Kỳ tính thuế là khoảng thời gian để xác định số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế.
7. Tờ khai thuế là văn bản theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định được người nộp thuế sử dụng để kê khai các thông tin nhằm xác định số tiền thuế phải nộp.
8. Tờ khai hải quan là văn bản theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định được sử dụng làm tờ khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
9. Hồ sơ thuế là hồ sơ đăng ký thuế, khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, miễn tiền chậm nộp, không tính tiền chậm nộp, gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế nợ, không thu thuế; hồ sơ hải quan; hồ sơ khoanh tiền thuế nợ; hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
10. Khai quyết toán thuế là việc xác định số tiền thuế phải nộp của năm tính thuế hoặc thời gian từ đầu năm tính thuế đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc thời gian từ khi phát sinh đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
11. Năm tính thuế được xác định theo năm dương lịch từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12; trường hợp năm tài chính khác năm dương lịch thì năm tính thuế áp dụng theo năm tài chính.
12. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế là việc nộp đủ số tiền thuế phải nộp, số tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước.
13. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế là việc áp dụng biện pháp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan buộc người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
14. Rủi ro về thuế là nguy cơ không tuân thủ pháp luật của người nộp thuế dẫn đến thất thu ngân sách nhà nước.
15. Quản lý rủi ro trong quản lý thuế là việc áp dụng có hệ thống quy định của pháp luật, các quy trình nghiệp vụ để xác định, đánh giá và phân loại các rủi ro có thể tác động tiêu cực đến hiệu quả, hiệu lực quản lý thuế làm cơ sở để cơ quan quản lý thuế phân bổ nguồn lực hợp lý và áp dụng các biện pháp quản lý hiệu quả.
...

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì quản lý rủi ro trong quản lý thuế để xác định, đánh giá và phân loại các rủi ro có thể tác động tiêu cực đến hiệu quả, hiệu lực quản lý thuế.

Trong kiểm tra thuế có áp dụng việc quản lý rủi ro trong quản lý thuế hay không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 107 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:

Nguyên tắc kiểm tra thuế, thanh tra thuế
1. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế và ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
2. Tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và mẫu biểu thanh tra, kiểm tra, trình tự, thủ tục, hồ sơ kiểm tra thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Không cản trở hoạt động bình thường của người nộp thuế.
4. Khi kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế phải ban hành quyết định kiểm tra, thanh tra.
5. Việc kiểm tra thuế, thanh tra thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, thông tin, hồ sơ mà người nộp thuế đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan của người nộp thuế để xử lý về thuế theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trong công tác kiểm tra thuế sẽ phải áp dụng việc quản lý rủi ro trong quản lý thuế.

Quản lý rủi ro
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Các bộ phận nào tham gia vào quy trình quản lý rủi ro trong công tác lựa chọn hồ sơ khai thuế GTGT, TNDN, TTĐB của người nộp thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn xây dựng bộ chỉ số tiêu chí rủi ro trong quản lý thuế theo Quyết định 18/QĐ-TCT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quản lý rủi ro trong quản lý thuế để phân loại theo các mức rủi ro trong từng thời kỳ ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Quản lý rủi ro trong hoàn thuế như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý rủi ro trong quản lý thuế là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan hải quan quản lý rủi ro trong quản lý thuế như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quản lý rủi ro trong quản lý thuế phải tuân thủ các nguyên tắc gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Quản lý rủi ro trong quản lý thuế như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế là gì?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 56

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;