Các bộ phận nào tham gia vào quy trình quản lý rủi ro trong công tác lựa chọn hồ sơ khai thuế GTGT, TNDN, TTĐB của người nộp thuế?
- Các bộ phận nào tham gia vào quy trình quản lý rủi ro trong công tác lựa chọn hồ sơ khai thuế GTGT, TNDN, TTĐB của người nộp thuế?
- Thu thập và xử lý thông tin quản lý rủi ro trong công tác lựa chọn hồ sơ khai thuế GTGT, TNDN, TTĐB của người nộp thuế?
- Sử dụng Bộ chỉ số tiêu chí lựa chọn hồ sơ khai thuế GTGT, TNDN, TTĐB?
Các bộ phận nào tham gia vào quy trình quản lý rủi ro trong công tác lựa chọn hồ sơ khai thuế GTGT, TNDN, TTĐB của người nộp thuế?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Quyết định 98/QĐ-TCT năm 2024 về Quy trình áp dụng quản lý rủi ro lựa chọn hồ sơ khai thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Tiêu thụ đặc biệt để kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế như sau:
Giải thích từ ngữ và các cụm từ viết tắt
1. Trong Quy trình này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Chỉ số tiêu chí: là các chỉ tiêu thông tin mang giá trị của tiêu chí giúp cho việc nhận biết, phân loại mức độ rủi ro. Chỉ số tiêu chí được thể hiện cụ thể bằng con số, tỷ lệ, tỷ suất, tỷ số... được tính toán thông qua việc thu thập, phân tích số liệu.
- Điểm số rủi ro: là số điểm cụ thể được gắn với từng chỉ số tiêu chí theo mức độ rủi ro của chỉ số tiêu chí đó và trên cơ sở thang điểm rủi ro.
- Trọng số: là hệ số theo tiêu chí, được sử dụng để đánh giá mức độ trọng yếu của tiêu chí đối với kết quả đánh giá mức độ rủi ro của người nộp thuế.
- Ứng dụng quản lý rủi ro: là ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện việc kết nối, tiếp nhận thông tin từ các nguồn dữ liệu liên quan trong và ngoài cơ quan thuế, điện tử hóa các biện pháp, kỹ thuật quản lý rủi ro dựa trên bộ tiêu chí, chỉ số được ban hành để phân tích, đánh giá tuân thủ, xác định mức độ rủi ro phục vụ cho việc quyết định áp dụng các biện pháp nghiệp vụ của cơ quan thuế.
- Ngưỡng rủi ro: là khoảng điểm cụ thể được ban hành dựa trên tổng số điểm rủi ro của hồ sơ khai thuế và số lượng chỉ số tiêu chí rủi ro cao hoặc số lượng, tỷ lệ % hồ sơ khai thuế theo danh sách được phân loại tính từ hồ sơ khai thuế có điểm rủi ro cao nhất đến hồ sơ khai thuế có điểm rủi ro thấp nhất. Ngưỡng rủi ro sử dụng để phân loại rủi ro đối với tất cả hồ sơ khai thuế được phân tích, đánh giá.
- Thời điểm đánh giá: là thời điểm thực hiện phân tích thông tin đánh giá rủi ro người nộp thuế.
- Cơ quan Thuế: bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi Cục Thuế (bao gồm cả Chi cục Thuế khu vực).
2. Bộ phận tại cơ quan thuế các cấp tham gia vào quy trình:
- Bộ phận Quản lý rủi ro: Ban Quản lý rủi ro thuộc Tổng cục Thuế, Phòng Kê khai - kế toán thuế và cơ sở dữ liệu doanh nghiệp lớn của Cục Thuế Doanh nghiệp lớn. Đối với Cục Thuế và Chi cục Thuế có nhiều phòng/đội thanh tra, kiểm tra thì từng phòng/đội thanh tra, kiểm tra phân công cán bộ làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ khai thác ứng dụng quản lý rủi ro để lựa chọn hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt có dấu hiệu rủi ro đối với người nộp thuế thuộc phòng/đội mình quản lý, đồng thời Cục Thuế và Chi cục Thuế chỉ định một phòng/đội thanh tra, kiểm tra làm đầu mối tổng hợp.
- Bộ phận Thanh tra - Kiểm tra thuế: Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế thuộc Tổng cục Thuế; Phòng được giao nhiệm vụ Thanh tra - Kiểm tra của Cục Thuế Doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế; các Phòng Thanh tra - Kiểm tra thuộc Cục Thuế; các Phòng, Đội Kiểm tra thuế và các Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường hoặc Đội Nghiệp vụ quản lý thuế (trong trường hợp Chi cục Thuế không có Đội kiểm tra thuế và Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường) thuộc Chi cục Thuế.
- Bộ phận Tin học: Cục Công nghệ thông tin thuộc Tổng cục Thuế; Phòng Công nghệ thông tin thuộc Cục Thuế; bộ phận làm công tác Tin học thuộc Chi cục Thuế.
- Các bộ phận nghiệp vụ khác tham gia Quy trình: các Vụ/đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế, Phòng thuộc Cục Thuế, Phòng/Đội thuộc Chi cục Thuế có liên quan theo phân công của Lãnh đạo cơ quan thuế.
...
Như vậy, các bộ phận nào tham gia vào quy trình quản lý rủi ro trong công tác lựa chọn hồ sơ khai thuế GTGT, TNDN, TTĐB của người nộp thuế gồm 4 bộ phận lớn:
- Bộ phận Quản lý rủi ro.
- Bộ phận Thanh tra - Kiểm tra thuế.
- Bộ phận Tin học
- Các bộ phận nghiệp vụ khác tham gia Quy trình.
Các bộ phận nào tham gia vào quy trình quản lý rủi ro trong công tác lựa chọn hồ sơ khai thuế GTGT, TNDN, TTĐB của người nộp thuế? (Hình từ Internet)
Thu thập và xử lý thông tin quản lý rủi ro trong công tác lựa chọn hồ sơ khai thuế GTGT, TNDN, TTĐB của người nộp thuế?
Căn cứ theo Điều 4 Quyết định 98/QĐ-TCT năm 2024 về Quy trình áp dụng quản lý rủi ro lựa chọn hồ sơ khai thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Tiêu thụ đặc biệt để kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế như sau:
- Cơ quan thuế thực hiện thu thập, cập nhật và xử lý thông tin nhằm đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và kịp thời trước khi phân tích rủi ro, lựa chọn HSKT GTGT, TNDN, TTĐB của NNT để kiểm tra tại trụ sở CQT.
- Thông tin phục vụ công tác phân tích, đánh giá rủi ro, lựa chọn HSKT GTGT, TNDN, TTĐB của NNT để kiểm tra tại trụ sở CQT được thu thập từ cơ sở dữ liệu ngành thuế, được quản lý tập trung tại Tổng cục Thuế thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và được xử lý, chia sẻ, cung cấp cho CQT các cấp để thực hiện công tác quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan thuế, công chức thuế thực hiện thu thập, xử lý thông tin theo Quy trình thu thập, khai thác thông tin phục vụ QLRR trong quản lý thuế ban hành tại Quyết định 86/QĐ-TCT ngày 08/02/2023 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
Sử dụng Bộ chỉ số tiêu chí lựa chọn hồ sơ khai thuế GTGT, TNDN, TTĐB?
Căn cứ theo Điều 5 Quyết định 98/QĐ-TCT năm 2024 về Quy trình áp dụng quản lý rủi ro lựa chọn hồ sơ khai thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Tiêu thụ đặc biệt để kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế như sau:
Ban QLRR và Cục Công nghệ thông tin thuộc Tổng cục Thuế sử dụng các chỉ số tiêu chí đánh giá rủi ro do Tổng cục Thuế ban hành đưa vào ứng dụng QLRR trong công tác lựa chọn HSKT GTGT, TNDN, TTĐB để kiểm tra tại trụ sở CQT như sau:
Bộ chỉ số tiêu chí lựa chọn HSKT GTGT, TNDN, TTĐB có dấu hiệu rủi ro để kiểm tra tại trụ sở CQT được ban hành theo Quyết định số 1582/QĐ-TCT ngày 06/10/2022 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế được áp dụng thống nhất trên toàn quốc đối với mẫu số 01/GTGT, 03/TNDN, 01/TTĐB ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trường hợp Bộ chỉ số tiêu chí nêu trên được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo Bộ chỉ số tiêu chí sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Trong quá trình triển khai áp dụng, nếu Cục Thuế có đề xuất bổ sung, sửa đổi tiêu chí, chỉ số tiêu chí cho phù hợp với công tác quản lý thuế, Cục Thuế có văn bản gửi Tổng cục Thuế (Ban QLRR) nêu rõ lý do, cơ sở lập tiêu chí chỉ số; công thức tính; điểm số, trọng số của từng tiêu chí, chỉ số tiêu chí.
Theo yêu cầu quản lý thuế trong từng thời kỳ, Tổng cục Thuế ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung chỉ số tiêu chí. Ban QLRR chủ trì phối hợp với các Vụ/đơn vị/Cục Thuế nghiên cứu, tham mưu trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành bổ sung hoặc điều chỉnh các chỉ số tiêu chí phân tích rủi ro.
Cục Công nghệ thông tin thuộc Tổng cục Thuế có trách nhiệm xây dựng, nâng cấp các phần mềm ứng dụng liên quan đáp ứng việc đưa các chỉ số tiêu chí do Tổng cục Thuế ban hành vào ứng dụng QLRR để phân tích đánh giá lựa chọn HSKT GTGT, TNDN, TTĐB có dấu hiệu rủi ro kiểm tra tại trụ sở CQT.
- Mẫu báo cáo APA thường niên hiện nay là mẫu nào? Nguyên tắc khai thuế với APA là gì?
- Mã giao dịch điện tử giao dịch thuế điện tử được tạo ra có thống nhất không?
- Người lao động có hợp đồng làm việc dưới 6 tháng có áp dụng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương được không?
- Cho thuê nhà có đóng thuế không? Trường hợp nào người cho thuê nhà bị ấn định doanh thu tính thuế?
- Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế làm thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp gồm những gì?
- Hiệp định thuế là gì? Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ quan thuế trong quản lý giá giao dịch liên kết ra sao?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân mới nhất?
- Kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài 6 tháng đầu năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài là khi nào?
- Sử dụng hóa đơn không hợp pháp là gì? Sử dụng hóa đơn không hợp pháp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu trên 500 triệu một năm thì mức thuế môn bài cần nộp là bao nhiêu?