Cá nhân có bắt buộc đăng ký giấy chứng nhận đăng ký thuế không? Giấy chứng nhận đăng ký thuế dành cho cá nhân là mẫu nào?
Cá nhân có bắt buộc đăng ký giấy chứng nhận đăng ký thuế không?
Căn cứ Điều 35 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về việc đối tượng được cấp mã số thuế sử dụng mã số thuế như sau:
- Người nộp thuế phải ghi mã số thuế được cấp vào:
+ Hóa đơn, chứng từ, tài liệu khi thực hiện các giao dịch kinh doanh;
+ Khi mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác;
+ Khi khai thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, đăng ký tờ khai hải quan và thực hiện các giao dịch về thuế khác đối với tất cả các nghĩa vụ phải nộp ngân sách nhà nước, kể cả trường hợp người nộp thuế hoạt động sản xuất, kinh doanh tại nhiều địa bàn khác nhau.
- Người nộp thuế phải cung cấp mã số thuế cho cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc ghi mã số thuế trên hồ sơ khi thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông với cơ quan quản lý thuế.
- Cơ quan quản lý thuế, Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại phối hợp thu ngân sách nhà nước, tổ chức được cơ quan thuế ủy nhiệm thu thuế sử dụng mã số thuế của người nộp thuế trong quản lý thuế và thu thuế vào ngân sách nhà nước.
Đồng thời Điều 33 Luật Quản lý thuế 2019 cũng quy định về thời hạn đăng ký thuế lần đầu như sau:
- Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì thời hạn đăng ký thuế là thời hạn đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thời hạn đăng ký thuế là 10 ngày làm việc kể từ ngày sau đây:
+ Được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định thành lập;
+ Bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh hoặc hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc diện đăng ký kinh doanh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Phát sinh trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế thay; tổ chức nộp thay cho cá nhân theo hợp đồng, văn bản hợp tác kinh doanh;
+ Ký hợp đồng nhận thầu đối với nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài kê khai nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế; ký hợp đồng, hiệp định dầu khí;
+ Phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân;
+ Phát sinh yêu cầu được hoàn thuế;
+ Phát sinh nghĩa vụ khác với ngân sách nhà nước.
Từ những quy định trên, có thể thấy cá nhân không cần đăng ký giấy chứng nhận đăng ký thuế để có thể được cấp mã số thuế và pháp luật cũng không bắt buộc phải đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế.
Tuy nhiên, giấy chứng nhận đăng ký thuế có chứa các thông tin quan trọng về mã số thuế để người nộp thuế thực hiện các nghĩa vụ đóng thuế nên việc đăng ký giấy chứng nhận đăng ký thuế là cần thiết.
Cá nhân có bắt buộc đăng ký giấy chứng nhận đăng ký thuế không? Giấy chứng nhận đăng ký thuế dành cho cá nhân là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Giấy chứng nhận đăng ký thuế dành cho cá nhân là mẫu nào?
Theo quy định điểm a khoản 2 Điều 8 Thông tư 105/2020/TT-BTC thì giấy chứng nhận đăng ký thuế dành cho cá nhân là mẫu 12-MST được cơ quan thuế cấp cho cá nhân nộp hồ sơ đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định tại điểm b.1, b.2, b.4, b.5 Khoản 9 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC.
Tải về mẫu 12-MST: Giấy chứng nhân đăng ký thuế dành cho cá nhân.
Cá nhân có được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế dành khi làm mất hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 34 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế như sau:
Cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế
1. Cơ quan thuế cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế theo quy định. Thông tin của giấy chứng nhận đăng ký thuế bao gồm:
a) Tên người nộp thuế;
b) Mã số thuế;
c) Số, ngày, tháng, năm của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh; số, ngày, tháng, năm của quyết định thành lập đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh; thông tin của giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu đối với cá nhân không thuộc diện đăng ký kinh doanh;
d) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
2. Cơ quan thuế thông báo mã số thuế cho người nộp thuế thay giấy chứng nhận đăng ký thuế trong các trường hợp sau đây:
a) Cá nhân ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập đăng ký thuế thay cho cá nhân và người phụ thuộc của cá nhân;
b) Cá nhân thực hiện đăng ký thuế qua hồ sơ khai thuế;
c) Tổ chức, cá nhân đăng ký thuế để khấu trừ thuế và nộp thuế thay;
d) Cá nhân đăng ký thuế cho người phụ thuộc.
3. Trường hợp bị mất, rách, nát, cháy giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế, cơ quan thuế cấp lại trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị của người nộp thuế theo quy định.
Theo quy định trên, trường hợp cá nhân bị mất giấy chứng nhận đăng ký thuế thì sẽ được cơ quan thuế cấp lại trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị của người nộp thuế theo quy định.
- Ngày 11 tháng Chạp là thứ mấy, ngày mấy năm 2025? Hạn nộp báo cáo tình hình hoạt động đại lý thuế rơi vào ngày mấy 2025?
- Đối với hàng hóa nào thì không áp dụng thuế chống bán phá giá?
- Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời là bao nhiêu ngày?
- Khi nào áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước?
- Cơ sở dữ liệu kế toán thuế nội địa là gì?
- Có được điều chỉnh số liệu thuộc kỳ kế toán thuế nội địa của năm trước sau thời điểm đóng kỳ kế toán?
- Thời hạn chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử có mã đã lập tới cơ quan thuế là khi nào?
- Ngày hạch toán kế toán thuế nội địa là ngày nào?
- Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp có phải nộp thuế GTGT?
- Mua du thuyền có chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không?