Có được điều chỉnh số liệu thuộc kỳ kế toán thuế nội địa của năm trước sau thời điểm đóng kỳ kế toán?
Đóng kỳ kế toán thuế nội địa là gì?
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 8 Thông tư 111/2021/TT-BTC giải thích đóng kỳ kế toán thuế là việc thiết lập trạng thái đóng trên Phân hệ kế toán thuế đối với một kỳ kế toán thuế để không cập nhật dữ liệu thông tin đầu vào của kế toán thuế, không cập nhật chứng từ kế toán thuế, không sửa, xóa dữ liệu trên sổ kế toán thuế của Phân hệ kế toán thuế.
Thời điểm đóng kỳ kế toán thuế nội địa là khi nào?
Thời điểm đóng kỳ kế toán thuế nội địa được xác định theo điểm c khoản 3 Điều 8 Thông tư 111/2021/TT-BTC như sau:
- Thời điểm đóng kỳ kế toán thuế là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán.
+ Trường hợp thời điểm đóng kỳ kế toán thuế trùng với ngày nghỉ theo quy định thì ngày đóng kỳ kế toán là ngày làm việc tiếp theo liền kề của ngày nghỉ đó.
+ Trường hợp do nguyên nhân khách quan cần phải lùi thời điểm đóng kỳ kế toán thuế thì phải được sự phê duyệt của Tổng cục Thuế.
Từ thời điểm kết thúc kỳ kế toán thuế đến thời điểm đóng kỳ kế toán thuế, mọi số liệu điều chỉnh kế toán thuế được hạch toán theo thông tin năm kế toán được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 8 Thông tư 111/2021/TT-BTC.
- Từ thời điểm đóng kỳ kế toán đến trước khi báo cáo kế toán thuế được phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan thuế chỉ được điều chỉnh số liệu năm kế toán theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền hoặc điều chỉnh số liệu do cơ quan thuế phát hiện sai sót nếu được sự phê duyệt của Tổng cục Thuế và hạch toán theo thông tin năm kế toán được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 8 Thông tư 111/2021/TT-BTC.
Kỳ kế toán thuế nội địa (Hình từ Internet)
Có được điều chỉnh số liệu thuộc kỳ kế toán thuế nội địa của năm trước sau thời điểm đóng kỳ kế toán?
Căn cứ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 8 Thông tư 111/2021/TT-BTC về guyên tắc hạch toán theo kỳ kế toán thuế nội địa như sau:
Kỳ kế toán thuế
...
2. Nguyên tắc hạch toán theo kỳ
...
c) Trường hợp trong thời gian lập báo cáo kế toán thuế phát sinh điều chỉnh các nghiệp vụ quản lý thuế đã được hạch toán vào kỳ kế toán thuế của năm trước, nếu thực hiện trước thời điểm đóng kỳ kế toán thuế thì được hạch toán điều chỉnh vào kỳ kế toán thuế của năm trước và xác định bằng thông tin năm kế toán quy định tại khoản 1 Điều này.
d) Sau thời điểm đóng kỳ kế toán thuế, việc điều chỉnh số liệu thuộc kỳ kế toán thuế của năm trước chỉ được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 27 và khoản 2, khoản 3 Điều 30 Thông tư này.
...
Như vậy, sau thời điểm đóng kỳ kế toán thuế, việc điều chỉnh số liệu thuộc kỳ kế toán thuế của năm trước chỉ được thực hiện theo:
(i) Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và;
(ii) Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 27 Thông tư 111/2021/TT-BTC và;
- Trường hợp phát hiện sai, sót về số tiền phải thu, đã thu, còn phải thu, phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn, miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ sau thời điểm đóng kỳ kế toán thuế đến trước khi báo cáo kế toán thuế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì việc điều chỉnh sổ kế toán thuế thực hiện như sau:
+ Đối với điều chỉnh theo văn bản đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Bộ phận kế toán thuế lập chứng từ điều chỉnh sai, sót để ghi dữ liệu điều chỉnh vào sổ kế toán thuế của năm trước theo quy định tại Điều 14 Thông tư 111/2021/TT-BTC.
+ Đối với điều chỉnh do cơ quan thuế phát hiện sai, sót: Chỉ điều chỉnh số liệu vào sổ kế toán thuế của năm trước nếu được sự phê duyệt của Tổng cục Thuế và có thuyết minh cụ thể. Trường hợp không được sự phê duyệt của Tổng cục Thuế, đơn vị kế toán thực hiện điều chỉnh số liệu vào sổ kế toán thuế của năm hiện tại theo thông tin “năm ngân sách” để làm cơ sở thuyết minh báo cáo kế toán thuế của năm hiện tại theo quy định điểm d khoản 3 Điều 8 Thông tư 111/2021/TT-BTC.
- Sau khi báo cáo kế toán thuế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, nếu phát sinh điều chỉnh số liệu năm trước về số tiền phải thu, đã thu, còn phải thu, phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn, miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ thì được thực hiện điều chỉnh vào kỳ hiện tại với thông tin “năm ngân sách” theo quy định điểm d khoản 3 Điều 8 Thông tư 111/2021/TT-BTC để nhận biết.
(iii) Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 30 Thông tư 111/2021/TT-BTC, cụ thể:
- Trường hợp phát hiện sai, sót sau thời điểm đóng kỳ kế toán thuế đến trước khi nộp báo cáo kế toán thuế cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì việc điều chỉnh báo cáo kế toán thuế thực hiện như sau:
+ Đối với điều chỉnh theo văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền thì thực hiện điều chỉnh số liệu báo cáo năm trước theo đề nghị và phải có thuyết minh cụ thể.
+ Đối với điều chỉnh do cơ quan thuế phát hiện sai sót thì việc điều chỉnh số liệu báo cáo năm trước nếu được phê duyệt bằng văn bản của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và có thuyết minh cụ thể.
- Sau khi báo cáo kế toán thuế đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, nếu phát sinh điều chỉnh thì số liệu năm trước được thực hiện điều chỉnh vào báo cáo của năm hiện tại.
- 2 hình thức bảo lãnh tiền thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?
- Chi cục Thuế có làm việc thứ 7 không? Chi cục Thuế có tư cách pháp nhân không?
- Ai là người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế?
- Cho thuê nhà có cần xuất hóa đơn không? Cho thuê nhà mà không phải nộp thuế TNCN, thuế GTGT trong trường hợp nào?
- Hội đồng sáng kiến Tổng cục Thuế chỉ họp khi có bao nhiêu thành viên?
- Nhiệm vụ thực hiện kế toán thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan như thế nào?
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong trường hợp nào?
- Tổng cục Hải quan có vị trí và chức năng như thế nào?
- Ngày 8 tháng Chạp là thứ mấy, ngày mấy năm 2025? Biếu, tặng quà tết cho khách hàng có phải xuất hóa đơn không?
- Lập và lưu trữ chứng từ kế toán được pháp luật quy định như thế nào?