Cá nhân bán hàng phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn chứng từ thuế có phải là hành vi bị nghiêm cấm không?

Hệ thống phần mềm để quản lý hóa đơn chứng từ thuế như thế nào? Cá nhân bán hàng phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn chứng từ thuế có phải là hành vi bị nghiêm cấm không?

Cá nhân bán hàng phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn chứng từ thuế có phải là hành vi bị nghiêm cấm không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:

Hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ
1. Đối với công chức thuế
a) Gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân đến mua hóa đơn, chứng từ;
b) Có hành vi bao che, thông đồng cho tổ chức, cá nhân để sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp;
c) Nhận hối lộ khi thanh tra, kiểm tra về hóa đơn.
2. Đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan
a) Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn;
b) Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;
c) Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;
d) Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính.

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì cá nhân bán hàng phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn chứng từ thuế là một trong các hành vi bị nghiêm cấm.

Cá nhân bán hàng phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn chứng từ thuế có phải là hành vi bị nghiêm cấm không?

Cá nhân bán hàng phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn chứng từ thuế có phải là hành vi bị nghiêm cấm không? (Hình từ Internet)

Hóa đơn chứng từ thuế được xây dựng hệ thống thông tin để quản lý ra sao?

Căn cứ theo Điều 43 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về xây dựng, thu thập, xử lý và quản lý hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ như sau:

[1] Xây dựng hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ

- Cơ sở dữ liệu hóa đơn, chứng từ là tập hợp các dữ liệu thông tin hóa đơn, chứng từ được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.

- Cơ sở dữ liệu hóa đơn, chứng từ do cơ quan thuế quản lý được Tổng cục Thuế, Kho Bạc Nhà nước phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng phù hợp với khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và bao gồm các thành phần nội dung: đăng ký sử dụng thông tin; thông báo hủy hóa đơn, chứng từ; thông tin về hóa đơn điện tử người bán có trách nhiệm gửi cho cơ quan thuế, thông tin về chứng từ gửi cơ quan thuế; thông tin khai thuế liên quan đến hóa đơn, chứng từ.

[2] Thu nhập, cập nhật thông tin về hóa đơn, chứng từ

Thông tin về hóa đơn, chứng từ được thu thập dựa trên các thông tin mà người bán, người sử dụng có trách nhiệm gửi cho cơ quan thuế, thông tin từ các cơ quan khác gửi đến có liên quan đến hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử, thông tin thu được từ công tác quản lý thuế của cơ quan thuế.

[3] Xử lý thông tin về hóa đơn, chứng từ

Tổng cục Thuế có trách nhiệm xử lý thông tin, dữ liệu trước khi được tích hợp và lưu trữ vào cơ sở dữ liệu quốc gia để đảm bảo tính hợp lý, thống nhất. Nội dung xử lý thông tin, dữ liệu gồm:

- Kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ quy định, quy trình trong việc thu thập thông tin, dữ liệu;

- Kiểm tra, đánh giá về cơ sở pháp lý, mức độ tin cậy của thông tin, dữ liệu;

- Tổng hợp, sắp xếp, phân loại thông tin, dữ liệu phù hợp với nội dung quy định;

- Đối với các thông tin, dữ liệu được cập nhật từ cơ sở dữ liệu chuyên ngành thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành đó có trách nhiệm đảm bảo về tính chính xác của thông tin, dữ liệu.

[4] Quản lý hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ

Tổng cục Thuế có trách nhiệm quản lý hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ theo quy định sau:

- Xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác hệ thống thông tin hóa đơn, chứng từ và thực hiện dịch vụ công về hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử nếu cần thiết;

- Tích hợp kết quả điều tra và các dữ liệu, thông tin có liên quan đến hóa đơn, chứng từ do các bộ, ngành, cơ quan có liên quan cung cấp;

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý và khai thác hệ thống thông tin hóa đơn, chứng từ tại cơ quan thuế địa phương;

- Xây dựng và ban hành quy định về phân quyền truy cập vào hệ thống thông tin hóa đơn, chứng từ; quản lý việc kết nối, chia sẻ và cung cấp dữ liệu với cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương;

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng các phần mềm trong hệ thống thông tin hóa đơn, chứng từ.

Hệ thống phần mềm để quản lý hóa đơn chứng từ thuế như thế nào?

Căn cứ theo Điều 42 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hệ thống phần mềm để quản lý hóa đơn chứng từ thuế như sau:

- Hệ thống phần mềm để quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử gồm: hệ điều hành, hệ quản trị cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng.

Hóa đơn chứng từ thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân bán hàng phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn chứng từ thuế có phải là hành vi bị nghiêm cấm không?
Hỏi đáp Pháp luật
6 hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn chứng từ thuế?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 22

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;