Bộ Tài chính trả lời kiến nghị về mở rộng đối tượng được vay tín dụng đối với sinh viên như thế nào?
Bộ Tài chính trả lời kiến nghị về mở rộng đối tượng được vay tín dụng đối với sinh viên như thế nào?
Ngày 18/12/2024, Bộ Tài chính ban hành Công văn 13858/BTC-TCNH năm 2024...Tải về về việc trả lời kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15. Cụ thể, Bộ Tài chính nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Phú Yên do Ban Dân nguyện chuyển tới tại Công văn 942/BDN ngày 06/11/2024, nội dung kiến nghị như sau:
Chương trình vay vốn đối với sinh viên hiện nay (Quyết định 157/2007/QĐ-TTg và Quyết định 05/2022/QĐ-TTg) có hạn chế về đối tượng được hưởng, cụ thể đối với những sinh viên thuộc hộ có mức sống chạm ngưỡng trung bình, nhà có anh chị em đồng thời đang học đại học hoặc những đối tượng không thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp có điều kiện kinh tế gia đình khó khăn không được vay sẽ rất khó khăn. Do đó, cử tri kiến nghị cần mở rộng đối tượng được vay tín dụng đối với sinh viên.
Theo đó, Bộ Tài chính trả lời như sau:
Hiện nay, chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên đang được thực hiện thống nhất theo quy định tại Quyết định 157/2007/QĐ-TTg và Quyết định 05/2022/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 157/2007/QĐ-TTg, theo đó đối tượng được vay vốn là học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:
- Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.
- Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:
(1) Hộ nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật;
(2) Hộ cận nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật;
(3) Hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật (không giới hạn số lượng học sinh, sinh viên của mỗi hộ gia đình được thụ hưởng chính sách, cũng như không giới hạn ngành nghề sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình được thụ hưởng chính sách).
- Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
Như vậy, trường hợp các học sinh, sinh viên thuộc hộ gia đình có mức sống ngưỡng trung bình như cử tri kiến nghị và các hộ có điều kiện kinh tế khó khăn khác thuộc đối tượng được vay vốn tại Quyết định 157/2007/QĐ-TTg và Quyết định 05/2022/QĐ-TTg nêu trên (không giới hạn số lượng học sinh, sinh viên của mỗi hộ gia đình và ngành nghề sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình) thì được Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét, quyết định cho vay vốn theo quy định của pháp luật.
Xem thêm tại Công văn 13858/BTC-TCNH năm 2024...Tải về
Bộ Tài chính trả lời kiến nghị về mở rộng đối tượng được vay tín dụng đối với sinh viên như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Tiền lãi từ cho vay có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
Căn cứ theo điểm a, khoản 3 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC)quy định về các khoản thu nhập phải chịu thuế TNCN, như sau:
Các khoản thu nhập chịu thuế
...
3. Thu nhập từ đầu tư vốn:
Thu nhập từ đầu tư vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được dưới các hình thức:
a) Tiền lãi nhận được từ việc cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh vay theo hợp đồng vay hoặc thỏa thuận vay, trừ lãi tiền gửi nhận được từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hướng dẫn tại tiết g.1, điểm g, khoản 1, Điều 3 Thông tư này.
b) Cổ tức nhận được từ việc góp vốn mua cổ phần.
c) Lợi tức nhận được do tham gia góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, hợp tác xã, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh và các hình thức kinh doanh khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã; lợi tức nhận được do tham gia góp vốn thành lập tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng; góp vốn vào Quỹ đầu tư chứng khoán và quỹ đầu tư khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Không tính vào thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn đối với lợi tức của doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ.
...
Như vậy, khoản thu nhập mà cá nhân nhận được từ tiền lãi cho vay là một trong các hình thức của thu nhập từ đầu tư vốn nên chịu thuế TNCN theo quy định của pháp luật, trừ lãi tiền được nhận từ các tổ chức tín dụng, chi nhanh ngân hàng nước ngoài.
Công thức tính thuế TNCN từ tiền lãi cho vay ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế TNCN từ tiền lãi cho vay mà cá nhân phải nộp được tính như sau:
Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp | = | Thu nhập tính thuế | × | Thuế suất 5% |
Trong đó:
- Thu nhập tính thuế là tiền lãi mà cá nhân nhận được từ việc cho vay
- Thuế suất đối với thu nhập nhận được từ tiền lãi cho vay áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 5%.
- Thời điểm tính thuế TNCN từ lãi cho vay là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho cá nhân cho vay
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 chính thức? Tiền lương đi làm ngày Tết Âm lịch 2025 có đóng thuế thu nhập cá nhân không?
- Ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử là gì?
- Doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh thì có được khoanh nợ thuế?
- Đáp án tuần 3 Cuộc thi tìm hiểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh qua 11 kỳ Đại hội? Hiện nay mức đảng phí của các đảng viên là bao nhiêu?
- Hóa đơn khống là gì? Mức phạt hành chính đối với hành vi sử dụng hóa đơn khống là bao nhiêu?
- Cơ quan quản lý thuế tính thuế và thông báo nộp thuế trong trường hợp nào?
- Thời điểm ban hành quyết định cưỡng chế phong tỏa tài khoản là khi nào?
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến giao thừa 2025? Giao thừa 2025 có bắn pháo hoa không? Mua pháo hoa có chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không?
- Nợ tiền thuế bao lâu thì bị áp dụng biện pháp cưỡng chế?
- Căn cứ ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn là gì?