Thông tư 72/2017/TT-BTNMT về quy định việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Thông tư 72/2017/TT-BTNMT về quy định việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Số hiệu: | 72/2017/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Trần Quý Kiên |
Ngày ban hành: | 29/12/2017 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 07/02/2018 | Số công báo: | 355-356 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 72/2017/TT-BTNMT |
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Người ký: | Trần Quý Kiên |
Ngày ban hành: | 29/12/2017 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 07/02/2018 |
Số công báo: | 355-356 |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ TÀI
NGUYÊN VÀ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 72/2017/TT-BTNMT |
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2017 |
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XỬ LÝ, TRÁM LẤP GIẾNG KHÔNG SỬ DỤNG
Căn cứ Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13, ngày 21 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;
Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng.
1. Thông tư này quy định về xử lý, trám lấp các loại giếng khoan, lỗ khoan, giếng đào sau khi sử dụng xong hoặc bị hỏng (sau đây gọi tắt là giếng không sử dụng) trong hoạt động thăm dò, khai thác nước dưới đất, khoan khảo sát địa chất công trình, thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ, nghiên cứu, điều tra, đánh giá nước dưới đất, và các hoạt động khoan, đào khác.
2. Việc xử lý, trám lấp các loại giếng khoan tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và các giếng khoan địa nhiệt không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có liên quan đến việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng.
Điều 3. Nguyên tắc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng
1. Phải bảo đảm thực hiện kịp thời, ngăn chặn nước, chất bẩn từ trên mặt đất xâm nhập vào các tầng chứa nước và sự lưu thông giữa các tầng, lớp chứa nước khác nhau qua giếng.
2. Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất.
Điều 4. Phân loại giếng không sử dụng để xử lý, trám lấp
1. Đối với các giếng khai thác nước dưới đất thuộc trường hợp không phải xin phép khai thác, sử dụng nước theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, bao gồm các giếng không sử dụng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Giếng có thể tiếp tục khai thác, nhưng chủ giếng không có nhu cầu tiếp tục khai thác, sử dụng nước và không có kế hoạch để sử dụng cho các mục
đích khác;
b) Giếng không sử dụng nằm trong phạm vi bị thu hồi đất, giải phóng mặt bằng mà tổ chức, cá nhân nhận bàn giao mặt bằng không sử dụng;
c) Giếng bị hỏng không khắc phục được; giếng không thể tiếp tục khai thác do bị ô nhiễm, chất lượng nước không đáp ứng yêu cầu cho mục đích sử dụng hoặc do các nguyên nhân khác;
d) Giếng mà chủ giếng vi phạm pháp luật về tài nguyên nước, đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp buộc phải trám lấp giếng theo quy định của pháp luật.
2. Đối với các giếng khai thác nước dưới đất của công trình khai thác thuộc trường hợp phải xin phép khai thác, sử dụng nước (sau đây gọi tắt là giấy phép) theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, bao gồm các giếng không sử dụng thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Giếng thuộc công trình khai thác nước dưới đất đã có giấy phép, nhưng chủ giấy phép trả lại giấy phép hoặc điều chỉnh giấy phép, trong đó có việc điều chỉnh giếng khai thác hoặc giếng quan trắc hoặc giấy phép bị thu hồi vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và đã được Nhà nước bồi thường, hoàn trả tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của pháp luật;
Đối với trường hợp quy định tại Điểm này thì việc xử lý, trám lấp giếng được thực hiện sau khi đã hoàn thành việc trả lại, thu hồi hoặc điều chỉnh giấy phép theo quy định của pháp luật.
b) Giếng thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này thuộc công trình khai thác nước dưới đất phải xin phép theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước mà không có giấy phép và bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp buộc phải trám lấp giếng theo quy định của pháp luật;
c) Giếng thuộc công trình khai thác nước dưới đất phải xin phép theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước mà không đủ điều kiện để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, gia hạn giấy phép và có yêu cầu phải trám lấp giếng theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
3. Đối với các giếng không sử dụng không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, bao gồm:
a) Giếng khoan thăm dò nước dưới đất mà chủ giấy phép xác định đã hoàn thành nhiệm vụ và không sử dụng để khai thác hoặc quan trắc;
b) Giếng khoan quan trắc nước dưới đất của mạng lưới quan trắc tài nguyên nước mà đơn vị quản lý, vận hành xác định đã bị hỏng, không thể khắc phục hoặc phải thay đổi vị trí hoặc vì các lý do khác mà không thể tiếp tục quan trắc;
c) Giếng khoan thuộc các dự án nghiên cứu, điều tra, đánh giá nước dưới đất mà đơn vị thực hiện dự án xác định đã sử dụng xong và không có nhu cầu, kế hoạch sử dụng cho các mục đích khác;
d) Giếng sử dụng để tháo khô mỏ, hố móng, giếng khoan thuộc các dự án nghiên cứu, điều tra, tìm kiếm, thăm dò địa chất và khoáng sản; giếng khoan khảo sát địa chất công trình (trừ giếng khoan thuộc phạm vi hố móng và được thi công ngay sau đó) mà chủ giếng xác định đã sử dụng xong và không có nhu cầu, kế hoạch sử dụng cho các mục đích khác hoặc bị hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng;
đ) Giếng tồn tại trên thực tế nhưng không sử dụng và không xác định được chủ giếng;
e) Giếng khoan gây ra sự cố sụt, lún đất, làm ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng nước dưới đất hoặc gây sự cố bất thường khác ảnh hưởng đến công trình xây dựng và đời sống của cộng đồng dân cư trong khu vực lân cận;
g) Giếng khoan bị sự cố trong quá trình khoan và không thể khắc phục được hoặc giếng khoan chưa hoàn thành nhưng buộc phải thay đổi vị trí khoan.
1. Giếng thuộc trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 1 Điều 4 Thông tư này, sau khi chủ giếng xác định giếng không sử dụng, chủ giếng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về thời gian, địa điểm trám lấp giếng tới Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) và tự tổ chức thi công trám lấp giếng của mình.
2. Giếng thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 4 Thông tư này, trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật, tổ chức, cá nhân nhận bàn giao mặt bằng có trách nhiệm trám lấp giếng theo quy định của Thông tư này.
3. Giếng thuộc trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 4 Thông tư này, trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định xử lý vi phạm hành chính mà trong đó có áp dụng biện pháp phải trám lấp giếng, chủ giếng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về thời gian, địa điểm trám lấp giếng tới Ủy ban nhân dân cấp xã và tự tổ chức thi công trám lấp giếng của mình. Trường hợp trong quyết định xử lý vi phạm hành chính có quy định cụ thể về thời hạn hoàn thành việc trám lấp giếng thì thực hiện theo quyết định này.
4. Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc thi công trám lấp giếng không sử dụng quy định tại Điều này, chủ giếng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã thực hiện trám lấp giếng không sử dụng để theo dõi, tổng hợp.
Việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này thực hiện như sau:
1. Sau khi có quyết định thu hồi, điều chỉnh giấy phép, xử lý vi phạm hành chính mà trong đó có áp dụng biện pháp phải trám lấp giếng hoặc có văn bản thông báo chấm dứt hiệu lực giấy phép đối với trường hợp trả lại giấy phép hoặc văn bản thông báo không đủ điều kiện để được cấp, gia hạn giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ giếng phải lập phương án trám lấp giếng theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Trong thời hạn chín mươi (90) ngày kể từ ngày có quyết định hoặc văn bản thông báo, chủ giếng phải hoàn thành việc trám lấp giếng. Trường hợp trong các quyết định hoặc văn bản thông báo có quy định cụ thể về thời hạn hoàn thành việc trám lấp thì thực hiện theo các quyết định, văn bản thông báo này.
2. Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định hoặc văn bản theo quy định tại Khoản 1 Điều này, chủ giếng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về thời gian, địa điểm thực hiện việc thi công trám lấp giếng tới Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Tài nguyên và Môi trường) để theo dõi, kiểm tra (nếu cần).
3. Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc thi công trám lấp giếng không sử dụng, chủ giếng có trách nhiệm báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường về kết quả thi công trám lấp giếng.
Nội dung chính của báo cáo kết quả thi công trám lấp giếng, gồm: các thông tin chung về giếng phải trám lấp; nội dung, khối lượng đã thực hiện trong quá trình thi công trám lấp; đánh giá mức độ đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng theo quy định; những vấn đề phát sinh trong quá trình trám lấp giếng (nếu có).
Điều 7. Xử lý, trám lấp giếng khoan thăm dò nước dưới đất
Việc xử lý, trám lấp giếng thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư này thực hiện như sau:
1. Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc, trước ngày thi công các giếng khoan thăm dò, chủ giấy phép thông báo bằng văn bản tới Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có công trình thăm dò về danh sách dự kiến các giếng khoan thăm dò phải trám lấp và thời gian, địa điểm dự kiến thực hiện thi công trám lấp giếng để theo dõi, kiểm tra (nếu cần).
2. Sau khi hoàn thành việc trám lấp, chủ giấy phép có trách nhiệm báo cáo kết quả thi công trám lấp giếng, trong đó phải nêu rõ việc đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng theo quy định của Thông tư này, những vấn đề phát sinh trong quá trình trám lấp giếng (nếu có) và được thể hiện trong báo cáo kết quả thăm dò, đánh giá trữ lượng nước dưới đất hoặc báo cáo kết quả thi công giếng khai thác theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
Việc xử lý, trám lấp giếng thuộc trường hợp quy định tại Điểm b, Điểm c và Điểm d Khoản 3 Điều 4 Thông tư này thực hiện như sau:
1. Chủ giếng có trách nhiệm xây dựng phương án trám lấp giếng theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc, trước ngày thi công trám lấp giếng, chủ giếng thông báo bằng văn bản về thời gian, địa điểm thực hiện trám lấp giếng tới Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, kiểm tra (nếu cần).
2. Sau khi hoàn thành việc trám lấp giếng, chủ giếng có trách nhiệm báo cáo kết quả thi công trám lấp giếng theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư này. Báo cáo kết quả thi công trám lấp giếng là thành phần của hồ sơ sản phẩm kết quả thực hiện dự án.
Điều 9. Xử lý, trám lấp giếng khoan bị sự cố
Việc xử lý, trám lấp giếng thuộc trường hợp quy định tại Điểm e và Điểm g Khoản 3 Điều 4 Thông tư này thực hiện như sau:
1. Đối với trường hợp quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều 4 Thông tư này, căn cứ mức độ và tính chất nguy hại của sự cố, chủ giếng hoặc tổ chức, cá nhân khoan giếng phải thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn đối với người, công trình xây dựng và các hoạt động khác; khắc phục sự cố và trám lấp giếng khoan; đồng thời thông báo kịp thời tới Ủy ban nhân dân cấp xã và Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có giếng khoan gây sự cố.
Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc khắc phục sự cố, chủ giếng báo cáo kết quả khắc phục sự cố tới Ủy ban nhân dân cấp xã và Sở Tài nguyên và Môi trường, trong đó nêu rõ các biện pháp bảo đảm an toàn, kết quả trám lấp giếng và khu vực bị sụt lún, kết quả bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật (nếu có).
2. Đối với trường hợp quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều 4 Thông tư này, căn cứ thực trạng của giếng, chủ giếng phối hợp với tổ chức, cá nhân khoan giếng đó thực hiện các biện pháp trám lấp giếng; đồng thời, thông báo ngay về sự cố trong quá trình khoan tới Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có giếng khoan. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc trám lấp giếng, chủ giếng có trách nhiệm báo cáo kết quả thi công trám lấp giếng theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư này.
Điều 10. Yêu cầu kỹ thuật thi công trám lấp giếng khoan, lỗ khoan không sử dụng
1. Việc thi công trám lấp giếng khoan nước dưới đất quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Lấp đầy hỗn hợp vữa xi măng vào trong giếng khoan, trường hợp không thể lấp đầy giếng thì phải có biện pháp bịt kín miệng giếng; xung quanh miệng giếng phải đổ bê tông với kích thước không nhỏ hơn 0,3m tính từ miệng giếng khoan;
b) Khuyến khích thực hiện thi công trám lấp giếng theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Việc thi công trám lấp giếng khoan, lỗ khoan không sử dụng quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Thông tư này phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Vật liệu trám lấp phải có tính thấm nước kém hoặc không thấm nước, gồm hỗn hợp vữa hoặc vật liệu dạng viên như sau:
Hỗn hợp vữa, gồm: vữa xi măng; vữa xi măng trộn với sét tự nhiên hoặc bentonit; vữa bentonit, sét tự nhiên; vữa được trộn bằng các vật liệu khác có tính chất đông kết, trương nở tương đương với sét tự nhiên;
Vật liệu dạng viên, gồm: sét tự nhiên dạng viên; vật liệu dạng viên khác có tính chất thấm nước, trương nở tương đương với sét tự nhiên. Vật liệu dạng viên phải bảo đảm có dạng hình cầu và kích thước không lớn hơn 0,25 lần đường kính nhỏ nhất của giếng khoan hoặc đường kính trong của đoạn ống nhỏ nhất.
b) Chuẩn bị trám lấp giếng:
Căn cứ điều kiện cụ thể từng giếng khoan, lựa chọn vật liệu trám lấp và biện pháp thi công, công nghệ, thiết bị trám lấp phù hợp;
Kiểm tra, đánh giá hiện trạng của giếng khoan; đo chiều sâu, đường kính, xác định đường kính nhỏ nhất và đánh giá mức độ thông thoáng của giếng khoan;
Kiểm tra, đánh giá khả năng rút, nhổ cột ống giếng. Trường hợp rút, nhổ được cột ống giếng thì chuẩn bị thiết bị, dụng cụ phù hợp để bảo đảm việc trám lấp được thực hiện đồng thời với quá trình rút, nhổ cột ống giếng;
Chuẩn bị các điều kiện để bảo đảm quá trình trám lấp giếng được thực hiện liên tục, không gián đoạn.
c) Thi công trám lấp giếng:
Việc thi công trám lấp phải bảo đảm giếng khoan được lấp đầy bằng các vật liệu trám lấp ở trạng thái đông kết; thực hiện trám lấp theo từng đoạn, từ dưới lên trên, bắt đầu từ đáy giếng; ít nhất 10m trên cùng của giếng phải được trám lấp bằng hỗn hợp vữa; miệng giếng phải được đổ bê tông với kích thước không nhỏ hơn 0,3m kể từ miệng giếng khoan;
Trường hợp sử dụng hỗn hợp vữa dạng lỏng phải bảo đảm vữa được dẫn qua ống tới độ sâu của từng đoạn trám lấp bằng dụng cụ, thiết bị phù hợp, không đổ vữa trực tiếp qua miệng giếng; chiều dài mỗi đoạn trám lấp tuỳ thuộc điều kiện của từng giếng khoan và khả năng thực tế của thiết bị trám lấp;
Trường hợp sử dụng vật liệu dạng viên phải bảo đảm không tạo thành "nút" ở trong giếng; vật liệu được đổ từ từ, khối lượng phù hợp với thể tích của từng đoạn; kết thúc mỗi đoạn trám lấp phải đầm, nén vật liệu bằng dụng cụ, thiết bị phù hợp; chiều dài mỗi đoạn trám lấp không quá 10m;
Trường hợp rút, nhổ được cột ống giếng, thì phải rút, nhổ cột ống đó trong quá trình trám lấp. Việc rút, nhổ cột ống phải thực hiện theo từng đoạn, phù hợp với chiều dài mỗi đoạn trám lấp, chân của cột ống giếng luôn nằm trong lớp vật liệu trám lấp và bảo đảm đất đá không sập lở vào giếng trước khi vật liệu lấp đầy đoạn giếng khoan.
Điều 11. Yêu cầu kỹ thuật thi công trám lấp giếng đào
1. Vật liệu sử dụng gồm vật liệu đất, sét tự nhiên có tính cách nước tốt hơn hoặc tương đương với các lớp đất đá xung quanh giếng đào.
2. Việc thi công trám lấp giếng phải thực hiện theo từng đoạn; vật liệu được đổ theo từng lớp và phải được đầm, nện; tối thiểu 1m trên cùng của giếng phải được trám lấp bằng sét tự nhiên hoặc vật liệu khác có tính chất tương đương.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Định kỳ, sáu (06) tháng một lần, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp danh sách giếng đã trám lấp trên địa bàn và gửi báo cáo tới Phòng Tài nguyên và Môi trường các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện).
2. Định kỳ, sáu (06) tháng một lần, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện tổng hợp, lập danh sách giếng đã trám lấp trên địa bàn, báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường.
3. Định kỳ, trước ngày 15 tháng 12 hằng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Cục Quản lý tài nguyên nước) và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thực hiện việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng trên địa bàn.
Điều 13. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với trường hợp giếng không sử dụng phải trám lấp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt danh mục giếng phải trám lấp theo quy định tại Quyết định số 14/2007/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng 9 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, thì tiếp tục thực hiện theo quyết định đã phê duyệt.
2. Đối với giếng khai thác nước dưới đất không sử dụng phải trám lấp thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Điểm đ Khoản 3 Điều 4 Thông tư này mà chưa thi công trám lấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, việc trám lấp được thực hiện như sau:
a) Căn cứ điều kiện cụ thể ở từng địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức điều tra, thống kê, rà soát, phân loại và lập danh mục giếng không sử dụng phải trám lấp;
b) Danh mục giếng không sử dụng phải trám lấp, bao gồm danh sách từng giếng không sử dụng phải trám lấp, được phân loại theo quy định tại Khoản 1 và Điểm đ Khoản 3 Điều 4 Thông tư này. Mỗi giếng bao gồm các nội dung chủ yếu: tên, địa chỉ của chủ giếng và giếng phải trám lấp; loại giếng (giếng khoan, lỗ khoan, giếng đào); đường kính, chiều sâu giếng; tình trạng thực tế của giếng; lý do phải trám lấp và kế hoạch trám lấp; các thông tin khác liên quan đến việc trám lấp giếng (nếu có);
c) Sở Tài nguyên và Môi trường gửi dự thảo danh mục giếng không sử dụng phải trám lấp tới Ủy ban nhân dân cấp xã để niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc. Đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 Thông tư này thì còn phải thông báo bằng văn bản cho chủ giếng về việc trám lấp. Trong thời hạn niêm yết công khai, chủ giếng có quyền đề nghị đưa ra khỏi danh mục và nêu rõ lý do. Trường hợp chưa có trong danh mục giếng không sử dụng phải trám lấp nhưng chủ giếng xác định không sử dụng, thì chủ giếng đề nghị bổ sung vào danh mục;
d) Trên cơ sở kết quả niêm yết, thông báo theo quy định tại Điểm c Khoản này và đề nghị của chủ giếng, Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, hoàn thiện danh mục giếng không sử dụng phải trám lấp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt;
đ) Trên cơ sở danh mục giếng không sử dụng phải trám lấp đã được phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân cấp xã thông báo tới chủ giếng để thi công trám lấp giếng theo quy định tại Thông tư này;
e) Đối với trường hợp giếng phải trám lấp trong danh mục giếng không sử dụng phải trám lấp mà không xác định được chủ giếng thì Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thi công trám lấp. Việc thi công trám lấp phải đảm bảo hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2022.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2018.
2. Bãi bỏ Quyết định số 14/2007/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Cục Quản lý tài nguyên nước có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện Thông tư này.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có liên quan có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
MẪU PHƯƠNG ÁN TRÁM LẤP GIẾNG KHÔNG SỬ DỤNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 72/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(Trang bìa trong)
PHƯƠNG ÁN TRÁM LẤP GIẾNG KHÔNG SỬ DỤNG ........... (1)
|
|
CHỦ GIẾNG Ký, đóng dấu (nếu có) và ghi rõ họ, tên |
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN Ký, đóng dấu (nếu có) và ghi rõ họ, tên |
Địa danh, ngày tháng năm |
(1) Ghi loại giếng (khai thác, thăm dò, quan trắc, tháo khô mỏ, hố móng hoặc giếng khoan thuộc dự án....), của (tên chủ giếng)
Phương án trám lấp giếng phải nêu rõ các biện pháp sẽ được thực hiện để bảo đảm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật phù hợp với loại giếng theo quy định của Thông tư này. Các nội dung chính của Phương án cụ thể như sau:
Mở đầu:
Nêu tóm tắt thông tin chung về chủ giếng có giếng phải trám lấp, vị trí, địa điểm; số lượng, loại giếng (khai thác, thăm dò, quan trắc, tháo khô mỏ, hố móng hoặc giếng khoan thuộc dự án....), mục đích khoan giếng hoặc mục đích sử dụng giếng (đối với giếng đã có); lý do phải trám lấp.
1. Mô tả giếng khoan:
- Liệt kê danh mục (số hiệu, vị trí, chiều sâu) giếng khoan phải trám lấp.
- Mô tả địa tầng (nếu có), cấu trúc của giếng khoan (đường kính, chiều sâu, đường kính nhỏ nhất, loại ống chống (nếu có),....và tự nhận xét, đánh giá về khả năng thực tế của việc rút, nhổ cột ống, những vấn đề cần chú ý trong quá trình thi công trám lấp giếng khoan.
2. Vật liệu trám lấp:
- Nêu các loại vật liệu sử dụng để trám lấp (hỗn hợp vữa, vật liệu dạng viên, vật liệu bở rời hoặc vật liệu tự nhiên tại chỗ...);
- Nêu cụ thể từng loại vật liệu sử dụng để trám lấp từng đoạn chiều sâu của giếng khoan (nếu sử dụng các loại vật liệu khác nhau để trám lấp) hoặc toàn bộ chiều sâu giếng khoan;
- Dự kiến khối lượng vật liệu sử dụng;
- Trường hợp sử dụng hỗn hợp vữa thì nêu các loại vật liệu sử dụng để trộn vữa, tỷ lệ pha trộn và phụ gia (nếu có);
- Trường hợp sử dụng vật liệu dạng viên hoặc vật liệu bở rời khác thì nêu loại vật liệu, kích thước tối đa và biện pháp, cách thức kiểm soát kích thước đó.
3. Thiết bị, dụng cụ chủ yếu để trám lấp:
- Nêu các loại thiết bị chủ yếu được sử dụng để thi công trám lấp (máy khoan, máy bơm,..) và mô tả những tính năng, kỹ thuật chủ yếu liên quan trực tiếp tới quá trình rút, nhổ cột ống, thi công trám lấp;
- Nêu các loại dụng cụ chủ yếu được sử dụng trực tiếp để trám lấp (đường kính, chiều dài bộ cần khoan hoặc ống; bộ dụng cụ, thiết bị trộn vữa,...).
4. Quy trình thực hiện trám lấp:
Tuỳ điều kiện cụ thể từng giếng khoan, chiều sâu, đường kính, loại vật liệu, thiết bị, dụng cụ sử dụng để trám lấp, quy trình thực hiện trám lấp bao gồm các nội dung sau:
- Mô tả việc phân chia các đoạn trám và chiều dài các đoạn trám lấp tương ứng;
- Mô tả trình tự các bước công việc dự kiến để thực hiện trám lấp cho mỗi đoạn và toàn bộ giếng khoan;
- Mô tả phương pháp, cách thức, quá trình rút, nhổ cột ống (nếu có);
- Mô tả phương pháp, cách thức, quá trình đưa vữa trám lấp xuống giếng khoan (nếu sử dụng vữa trám);
- Mô tả biện pháp, cách thức, quá trình đầm, nện vật liệu trám lấp ở trong giếng khoan (nếu sử dụng vật liệu dạng viên hoặc bở rời);
- Mô tả cách thức, biện pháp kiểm tra, kiểm soát khối lượng vật liệu, chiều dài mỗi đoạn trám lấp trong giếng khoan;
- Mô tả phương pháp, quá trình bổ sung vật liệu trám lấp và đổ lớp bê tông miệng giếng khoan.
5. Kết luận:
Tự nhận xét, đánh giá và kết luận mức độ đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về vật liệu, quá trình trám lấp giếng khoan và những đề xuất, kiến nghị.
Phụ lục kèm theo:
1) Hình vẽ cột địa tầng (nếu có) và cấu trúc giếng khoan phải trám lấp (trường hợp nhiều giếng khoan thì chỉ cần hình vẽ của giếng khoan điển hình, đại diện).
2) Hình vẽ cột địa tầng (nếu có) và dự kiến cấu trúc giếng khoan (các lớp vật liệu trám lấp) sau khi hoàn thành công tác trám lấp (trường hợp nhiều giếng khoan thì chỉ cần hình vẽ của giếng khoan điển hình, đại diện).
Ghi chú:
- Phương án trám lấp giếng khoan có thể được lập cho một, một số giếng khoan hoặc toàn bộ giếng khoan phải trám lấp của chủ giếng;
- Trường hợp gồm nhiều loại giếng khoan (giếng khoan nước dưới đất, giếng khoan khác) có yêu cầu kỹ thuật khác nhau thì có thể lập phương án trám lấp chung và nêu cụ thể đối với từng loại giếng khoan đó.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây