Thông tư 69/2022/TT-BTC hướng dẫn chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Thông tư 69/2022/TT-BTC hướng dẫn chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 69/2022/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Cao Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 16/11/2022 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 69/2022/TT-BTC |
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Cao Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 16/11/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 69/2022/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2022 |
Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 16 tháng 6 năm 2022;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định chi tiết về chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.
Thông tư này quy định chi tiết khoản 6 Điều 81, khoản 3 Điều 130, khoản 2 Điều 138, khoản 2 Điều 139, khoản 4 Điều 143, khoản 2 Điều 157 Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 16 tháng 6 năm 2022.
Đối tượng áp dụng của Thông tư này gồm:
1. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính);
2. Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp bảo hiểm), chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
3. Các cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước quy định tại Điều 7 Thông tư này (sau đây gọi tắt là cơ sở đào tạo);
4. Các cá nhân dự thi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm (sau đây gọi tắt là thí sinh dự thi);
5. Các cá nhân có chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2023;
6. Các cá nhân có chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài quy định tại Điều 8 Thông tư này cấp;
7. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc đào tạo, tổ chức thi, cấp chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.
1. Thủ tục đăng ký dự thi, phê duyệt kết quả thi, phúc khảo bài thi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm; thủ tục cấp, thu hồi, cấp đổi, chuyển đổi chứng chỉ đại lý bảo hiểm được thực hiện thông qua Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (sau đây gọi tắt là Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ).
2. Các kỳ thi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm được thực hiện theo hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính hoặc trên giấy. Trường hợp thi trên máy tính, máy tính phải được kết nối với Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ.
3. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm xây dựng hệ thống câu hỏi thi và ra đề thi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm theo nội dung đào tạo của mỗi loại chứng chỉ quy định tại Thông tư này.
CHỨNG CHỈ BẢO HIỂM, CHỨNG CHỈ MÔI GIỚI BẢO HIỂM, CHỨNG CHỈ VỀ PHỤ TRỢ BẢO HIỂM
Chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm b khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 81 Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 16 tháng 6 năm 2022 là một trong các loại chứng chỉ sau:
1. Đối với chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp:
a) Chứng chỉ bảo hiểm nhân thọ;
b) Chứng chỉ bảo hiểm phi nhân thọ;
c) Chứng chỉ bảo hiểm sức khỏe.
2. Đối với chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài cấp:
a) Chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm nhân thọ;
b) Chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ;
c) Chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe.
a) Chứng chỉ bảo hiểm nhân thọ cơ bản, chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm nhân thọ: có giá trị tương đương chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Chứng chỉ bảo hiểm phi nhân thọ cơ bản, chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ: có giá trị tương đương chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Chứng chỉ bảo hiểm sức khỏe cơ bản, chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe: có giá trị tương đương chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Điều 5. Chứng chỉ môi giới bảo hiểm
Chứng chỉ môi giới bảo hiểm quy định tại khoản 2 Điều 138 Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 16 tháng 6 năm 2022 là một trong các chứng chỉ sau:
1. Chứng chỉ môi giới bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp;
2. Chứng chỉ môi giới bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài cấp.
Điều 6. Chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm
Chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 143 Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 16 tháng 6 năm 2022 là một trong các loại chứng chỉ sau:
1. Đối với chứng chỉ về tư vấn do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp:
a) Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm nhân thọ;
b) Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm phi nhân thọ;
c) Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm sức khỏe.
2. Đối với chứng chỉ về đánh giá rủi ro bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp:
a) Chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm nhân thọ;
b) Chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ;
c) Chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm sức khỏe.
3. Đối với chứng chỉ về giám định tổn thất bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp:
a) Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển và đường thủy nội địa (sau đây gọi tắt là chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm hàng hải);
b) Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm hàng không;
c) Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hàng không).
4. Đối với chứng chỉ về hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp:
a) Chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm nhân thọ;
b) Chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ;
c) Chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm sức khỏe.
5. Đối với chứng chỉ do cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài cấp:
a) Chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư này có giá trị tương đương các chứng chỉ quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 và điểm a khoản 4 Điều này;
b) Chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư này có giá trị tương đương các chứng chỉ quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều này;
c) Chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư này có giá trị tương đương các chứng chỉ quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 và điểm c khoản 4 Điều này;
d) Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm phi nhân thọ do cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài cấp có giá trị tương đương các chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều này;
Điều 7. Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước
Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước là cơ sở có chức năng đào tạo về bảo hiểm thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Cơ sở đào tạo do cơ quan nhà nước thành lập: Viện, học viện, trường đại học;
2. Cơ sở đào tạo thuộc hoặc trực thuộc các đơn vị do cơ quan nhà nước thành lập;
3. Cơ sở đào tạo khác có tư cách pháp nhân được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Điều 8. Cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài
Cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài là cơ sở có chức năng đào tạo về bảo hiểm thuộc một trong các trường hợp sau:
2. Học viện nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm ASEAN (AITRI); Hội các nhà tính toán bảo hiểm là thành viên chính thức của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế;
3. Các tổ chức đào tạo thuộc các quốc gia có thỏa thuận thừa nhận chứng chỉ bảo hiểm lẫn nhau với Việt Nam;
4. Các cơ sở đào tạo thuộc các tập đoàn bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tái bảo hiểm nước ngoài;
Điều 9. Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm
Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước đào tạo chứng chỉ bảo hiểm theo các nội dung sau:
1. Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm nhân thọ:
a) Kiến thức chung về bảo hiểm, tái bảo hiểm;
b) Kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe;
c) Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.
2. Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm phi nhân thọ:
a) Kiến thức chung về bảo hiểm, tái bảo hiểm;
b) Kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe;
c) Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.
3. Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm sức khỏe:
a) Kiến thức chung về bảo hiểm, tái bảo hiểm;
b) Kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe;
c) Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm sức khỏe.
Điều 10. Nội dung đào tạo chứng chỉ môi giới bảo hiểm
Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước đào tạo chứng chỉ môi giới bảo hiểm theo các nội dung sau:
1. Kiến thức chung về bảo hiểm và nghiệp vụ bảo hiểm:
a) Nguyên lý bảo hiểm, tái bảo hiểm;
b) Kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, sức khỏe.
2. Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm và môi giới bảo hiểm.
3. Nguyên tắc, trách nhiệm, đạo đức hành nghề môi giới bảo hiểm.
4. Kỹ năng và thực hành hành nghề môi giới bảo hiểm.
Điều 11. Nội dung đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm
1. Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm theo các nội dung sau:
a) Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm và phụ trợ bảo hiểm;
b) Nguyên lý cơ bản về bảo hiểm;
c) Kiến thức về nghiệp vụ bảo hiểm;
d) Quy trình thực hiện các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
2. Các nội dung đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này tương ứng với loại hình bảo hiểm, nghiệp vụ bảo hiểm của từng loại chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm quy định tại Điều 6 Thông tư này.
Điều 12. Tổ chức thi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm
Việc tổ chức thi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm được thực hiện theo quy định sau:
1. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm là đơn vị tổ chức thi.
2. Các kỳ thi được tổ chức tại địa điểm thi tập trung do Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thông báo.
3. Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thông báo cụ thể thời gian, địa điểm tổ chức thi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm của năm kế tiếp trên Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ.
1. Việc đăng ký dự thi được thực hiện trực tuyến qua Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ trước ngày thi tối thiểu 10 ngày. Thí sinh đăng ký dự thi qua cơ sở đào tạo; cơ sở đào tạo đăng ký danh sách thí sinh theo các thông tin quy định tại khoản 2 Điều này trên Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ và nộp chi phí dự thi.
2. Thông tin đăng ký dự thi bao gồm:
a) Thông tin cá nhân của thí sinh (bao gồm: họ và tên, ngày tháng năm sinh, số Thẻ căn cước công dân/Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu);
b) Tên kỳ thi chứng chỉ (chi tiết đối với từng loại chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm);
c) Loại chứng chỉ đăng ký thi (đối với chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm);
d) Ngày thi, địa điểm thi;
đ) Các thông tin khác có liên quan đến kỳ thi.
3. Trước ngày thi 03 ngày làm việc, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thông báo danh sách thí sinh dự thi trên Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ (đối với các trường hợp đã nộp đủ hồ sơ và chi phí dự thi).
1. Mỗi đề thi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm có 60 câu hỏi, thời gian làm bài 90 phút; mỗi đề thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm có 80 câu hỏi, thời gian làm bài 120 phút.
2. Thí sinh trả lời đúng từ 70% tổng số câu hỏi của bài thi trở lên được coi là thi đỗ kỳ thi chứng chỉ mà thí sinh đã tham dự.
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm ra Quyết định phê duyệt kết quả thi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm, thông báo kết quả thi cho cơ sở đào tạo để thông báo cho thí sinh (qua Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ) trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thi (đối với kỳ thi trên giấy) hoặc 03 ngày làm việc kể từ ngày thi (đối với kỳ thi trên máy tính).
Điều 16. Cấp chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm
2. Việc cấp chứng chỉ phải được hoàn thành trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có Quyết định phê duyệt kết quả thi. Chứng chỉ được cấp theo mẫu quy định tại các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này: Phụ lục số 1 (mẫu chứng chỉ bảo hiểm), Phụ lục số 2 (mẫu chứng chỉ môi giới bảo hiểm), Phụ lục số 3 (mẫu chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm).
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cấp chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm, cơ sở đào tạo phải cập nhật danh sách chứng chỉ mà cơ sở đào tạo đã cấp lên Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ theo mẫu quy định tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này, bao gồm các thông tin sau:
a) Thông tin cá nhân của người được cấp chứng chỉ (bao gồm: họ và tên, ngày tháng năm sinh, số Thẻ căn cước công dân/Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu);
b) Tên/loại chứng chỉ;
c) Ngày cấp chứng chỉ;
d) Mã số chứng chỉ.
1. Việc phúc khảo chỉ áp dụng đối với các kỳ thi trên giấy. Thí sinh nộp đơn phúc khảo qua cơ sở đào tạo để cơ sở đào tạo gửi Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (qua Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ) trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm phê duyệt kết quả thi. Mẫu đơn phúc khảo quy định tại Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thực hiện chấm phúc khảo và trả lời kết quả phúc khảo trên Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm nhận được đơn phúc khảo của thí sinh.
3. Căn cứ kết quả phúc khảo, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm có Quyết định điều chỉnh kết quả thi (nếu có), thông báo cho cơ sở đào tạo để cấp chứng chỉ theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước thực hiện việc thu hồi, cấp đổi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm theo quy định sau:
1. Các trường hợp chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm bị thu hồi:
a) Cá nhân không tham dự kỳ thi hoặc không thi đỗ kỳ thi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm nhưng vẫn được cơ sở đào tạo cấp chứng chỉ;
b) Thí sinh sửa chữa, gian dối hoặc giả mạo giấy tờ về nhân thân (Thẻ căn cước công dân/Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu) khi tham dự kỳ thi;
c) Cá nhân nhờ người khác thi hộ kỳ thi chứng chỉ;
d) Chứng chỉ bị thu hồi theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
a) Họ/Tên đệm/Tên;
b) Ngày, tháng, năm sinh;
c) Số Thẻ căn cước công dân/Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ sở đào tạo có bằng chứng chứng minh chứng chỉ đã cấp thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, cơ sở đào tạo thực hiện việc thu hồi, cấp đổi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm đã cấp.
5. Cá nhân bị thu hồi chứng chỉ trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này sẽ không được tham dự các kỳ thi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm trong thời gian 12 tháng kế tiếp kể từ ngày thu hồi chứng chỉ.
6. Cơ sở đào tạo vi phạm quy định về việc cấp chứng chỉ trong trường hợp nêu tại điểm a khoản 1 Điều này không được đăng ký kế hoạch thi và cấp chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm trong thời gian 03 năm kể từ ngày vi phạm của cơ sở đào tạo bị phát hiện (đối với vi phạm lần đầu). Trường hợp tái phạm, cơ sở đào tạo không được tiếp tục đăng ký kế hoạch thi và cấp chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.
Mục 1. NỘI DUNG ĐÀO TẠO CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ BẢO HIỂM
Điều 19. Chứng chỉ đại lý bảo hiểm
1. Các loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm bao gồm:
a) Chứng chỉ đại lý bảo hiểm nhân thọ cơ bản;
b) Chứng chỉ đại lý bảo hiểm liên kết đơn vị;
c) Chứng chỉ đại lý bảo hiểm phi nhân thọ cơ bản;
d) Chứng chỉ đại lý bảo hiểm hàng hải;
đ) Chứng chỉ đại lý bảo hiểm hàng không;
e) Chứng chỉ đại lý bảo hiểm sức khỏe.
2. Chứng chỉ đại lý bảo hiểm được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2023 được sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025. Trong thời gian chưa được chuyển đổi sang chứng chỉ đại lý bảo hiểm quy định tại Thông tư này, chứng chỉ đại lý bảo hiểm được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2023 được quy đổi như sau:
a) Chứng chỉ đại lý bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm nhân thọ cấp có giá trị tương đương chứng chỉ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Chứng chỉ đại lý bảo hiểm liên kết đơn vị do cơ sở đào tạo về bảo hiểm nhân thọ cấp có giá trị tương đương chứng chỉ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Chứng chỉ đại lý bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm phi nhân thọ cấp có giá trị tương đương chứng chỉ quy định tại điểm c, điểm d, điểm đ khoản 1 Điều này.
3. Các loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều này được sử dụng như sau:
a) Chứng chỉ đại lý bảo hiểm nhân thọ cơ bản: được sử dụng để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm đối với các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ (trừ sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị) và sản phẩm bảo hiểm sức khỏe;
b) Chứng chỉ đại lý bảo hiểm liên kết đơn vị: được sử dụng để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm đối với các sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị;
c) Chứng chỉ đại lý bảo hiểm phi nhân thọ cơ bản: được sử dụng để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm đối với các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ (trừ sản phẩm bảo hiểm hàng hải, sản phẩm bảo hiểm hàng không), các sản phẩm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe có thời hạn từ 01 năm trở xuống và các sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro tử vong có thời hạn từ 01 năm trở xuống;
d) Chứng chỉ đại lý bảo hiểm hàng hải: được sử dụng để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm đối với các sản phẩm bảo hiểm hàng hải;
đ) Chứng chỉ đại lý bảo hiểm hàng không: được sử dụng để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm đối với các sản phẩm bảo hiểm hàng không;
e) Chứng chỉ đại lý bảo hiểm sức khỏe: được sử dụng để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm đối với các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe và các sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro tử vong có thời hạn từ 01 năm trở xuống.
Điều 20. Nội dung đào tạo chứng chỉ đại lý bảo hiểm
Nội dung đào tạo chứng chỉ đại lý bảo hiểm bao gồm:
1. Kiến thức chung về bảo hiểm; các nguyên lý về nghiệp vụ bảo hiểm phù hợp với từng loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm:
a) Đối với chứng chỉ đại lý bảo hiểm nhân thọ cơ bản: kiến thức chung về bảo hiểm, nguyên lý, kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị), bảo hiểm sức khỏe;
b) Đối với chứng chỉ đại lý bảo hiểm liên kết đơn vị: kiến thức chung về thị trường tài chính; kiến thức cơ bản về đầu tư; kiến thức chung về bảo hiểm, nguyên lý, kiến thức cơ bản về nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đơn vị;
c) Đối với chứng chỉ đại lý bảo hiểm phi nhân thọ cơ bản: kiến thức chung về bảo hiểm, nguyên lý, kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hàng không), các sản phẩm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe có thời hạn từ 01 năm trở xuống và các sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro tử vong có thời hạn từ 01 năm trở xuống;
d) Đối với chứng chỉ đại lý bảo hiểm hàng hải: kiến thức chung về bảo hiểm, nguyên lý, kiến thức cơ bản về nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải;
đ) Đối với chứng chỉ đại lý bảo hiểm hàng không: kiến thức chung về bảo hiểm, nguyên lý, kiến thức cơ bản về nghiệp vụ bảo hiểm hàng không;
e) Đối với chứng chỉ đại lý bảo hiểm sức khỏe: kiến thức chung về bảo hiểm, nguyên lý, kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe.
2. Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp đại lý bảo hiểm do tổ chức xã hội nghề nghiệp ban hành.
3. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, đại lý bảo hiểm trong hoạt động đại lý bảo hiểm.
4. Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh bảo hiểm tương ứng với loại hình bảo hiểm, nghiệp vụ bảo hiểm của từng loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm.
5. Kỹ năng và thực hành hành nghề đại lý bảo hiểm.
6. Nội dung đào tạo chứng chỉ đại lý bảo hiểm liên kết đơn vị trong trường hợp đã có chứng chỉ đại lý bảo hiểm nhân thọ cơ bản bao gồm các nội dung quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 4 Điều này.
7. Nội dung đào tạo chứng chỉ đại lý bảo hiểm hàng hải trong trường hợp đã có chứng chỉ đại lý bảo hiểm phi nhân thọ cơ bản bao gồm các nội dung quy định tại điểm d khoản 1 và khoản 4 Điều này.
8. Nội dung đào tạo chứng chỉ đại lý bảo hiểm hàng không trong trường hợp đã có chứng chỉ đại lý bảo hiểm phi nhân thọ cơ bản bao gồm các nội dung quy định tại điểm đ khoản 1 và khoản 4 Điều này.
Mục 2. HỒ SƠ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THI, CẤP, THU HỒI, CẤP ĐỔI CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ BẢO HIỂM
Điều 21. Tổ chức thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm
1. Địa điểm tổ chức thi:
Các kỳ thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm được tổ chức tại các địa điểm sau:
a) Các địa điểm thi tập trung tại các tỉnh, thành phố do Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thông báo;
b) Các địa điểm thi không thuộc các tỉnh, thành phố quy định tại điểm a khoản 1 Điều này do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô đăng ký;
c) Các địa điểm thi là trụ sở đặt tại đơn vị hành chính cấp tỉnh của tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm, tổ chức chính trị xã hội có thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô về hoạt động đại lý bảo hiểm.
2. Đối với trường hợp thi tại các địa điểm thi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm tổ chức thi.
3. Đối với trường hợp thi tại các địa điểm thi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô tổ chức thi theo quy định sau:
a) Tại mỗi tỉnh, thành phố tổ chức không quá 01 kỳ thi trong 01 tháng, mỗi kỳ thi phải có tối thiểu 10 thí sinh dự thi;
b) Đảm bảo cơ sở vật chất, bố trí phòng thi riêng phục vụ công tác thi. Phòng thi có tối thiểu 02 thiết bị kỹ thuật để ghi lại toàn bộ hình ảnh (kèm âm thanh) của kỳ thi, đường truyền mạng internet hoạt động tốt để phục vụ công tác giám sát kỳ thi qua các ứng dụng công nghệ. Đối với các kỳ thi trên máy tính, phải đảm bảo máy tính hoạt động tốt và kết nối với Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ, số lượng máy tính tối thiểu bằng 25% số lượng thí sinh dự thi;
c) Cử cán bộ coi thi, chấm thi;
d) Chịu trách nhiệm bảo mật đề thi và đáp án kể từ khi nhận được đề thi và đáp án đến khi sử dụng xong cho kỳ thi. Chịu trách nhiệm về việc tuân thủ các quy định trong quá trình tổ chức thi;
đ) Báo cáo kết quả chấm thi theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Thông tư này;
e) Lưu giữ bản gốc bài thi trên giấy, hồ sơ kỳ thi tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô trong thời gian tối thiểu 05 năm, lưu giữ bản ghi hình ảnh, âm thanh kỳ thi trong thời gian tối thiểu 03 năm kể từ ngày tổ chức kỳ thi;
g) Trong trường hợp không thực hiện đúng quy định tại điểm b hoặc điểm d hoặc điểm đ hoặc điểm e khoản này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô không được đăng ký kế hoạch tổ chức thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm trong thời gian 01 tháng (đối với vi phạm lần đầu) hoặc 03 tháng (trong trường hợp tái phạm).
4. Đối với trường hợp thi tại các điểm thi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm tổ chức thi theo quy định sau:
a) Các kỳ thi được tổ chức theo quý; tại mỗi tỉnh, thành phố tổ chức không quá 01 kỳ thi trong 01 quý, mỗi kỳ thi phải có tối thiểu 70 thí sinh dự thi;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác tổ chức thi theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này (trừ yêu cầu về thiết bị kỹ thuật để phục vụ công tác giám sát kỳ thi qua các ứng dụng công nghệ và việc ghi hình ảnh kèm âm thanh kỳ thi).
5. Trước ngày 31 tháng 10 hàng năm, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thông báo thời gian tổ chức thi tại các địa điểm thi tập trung quy định tại điểm a khoản 1 Điều này của năm kế tiếp.
Điều 22. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kế hoạch thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm
1. Đăng ký kế hoạch thi:
a) Đối với các kỳ thi tổ chức tại địa điểm quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 21 Thông tư này: trước ngày 25 hàng tháng, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô đăng ký với Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm qua Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ kế hoạch thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm của tháng sau liền kề;
b) Đối với các kỳ thi tổ chức tại địa điểm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 21 Thông tư này: tối thiểu trước 15 ngày tính đến ngày kết thúc quý, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô đăng ký kế hoạch thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm cho quý sau liền kề.
c) Hồ sơ đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục số 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thông báo kế hoạch tổ chức thi:
a) Đối với các kỳ thi tổ chức tại địa điểm quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 21 Thông tư này: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thông báo cho các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoải, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô kế hoạch tổ chức thi (bao gồm hình thức thi, địa điểm thi) chậm nhất 02 ngày làm việc tính đến ngày kết thúc tháng;
b) Đối với các kỳ thi tổ chức tại địa điểm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 21 Thông tư này: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô kế hoạch tổ chức thi (bao gồm hình thức thi, địa điểm thi) chậm nhất 10 ngày tính đến ngày kết thúc quý.
3. Đối với các kỳ thi tổ chức tại các địa điểm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 Thông tư này, trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô dự kiến thay đổi kế hoạch tổ chức thi sau khi đã được Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thông báo (địa điểm thi, thời gian thi, hủy kỳ thi), doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải thông báo với Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (qua Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ) trước ngày thi tối thiểu 01 ngày làm việc. Trong trường hợp không thực hiện đúng quy định này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô không được tổ chức các kỳ thi tại các địa điểm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 Thông tư này trong thời gian 03 tháng (đối với vi phạm lần đầu) hoặc 06 tháng (trong trường hợp tái phạm).
4. Đối với các kỳ thi tổ chức tại các địa điểm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 21 Thông tư này, trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô dự kiến thay đổi kế hoạch tổ chức thi sau khi đã được Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thông báo (địa điểm thi, thời gian thi, hủy kỳ thi), doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải thông báo với Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (qua Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ) trước ngày thi tối thiểu 05 ngày làm việc. Trong trường hợp không thực hiện đúng quy định này, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm không tổ chức các kỳ thi tại các địa điểm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 21 Thông tư này trong thời gian 01 quý (đối với vi phạm lần đầu) hoặc 02 quý (trong trường hợp tái phạm).
5. Trước ngày thi tối thiểu 01 ngày làm việc, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô cập nhật danh sách thí sinh đăng ký tham dự thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm theo từng kỳ thi lên Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ theo mẫu quy định tại Phụ lục số 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải nộp chi phí dự thi cho thí sinh theo danh sách thí sinh được đăng ký trên Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp không nộp đủ chi phí dự thi, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô không được đăng ký kế hoạch thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm cho tháng tiếp theo (đối với kỳ thi tổ chức tại địa điểm quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 21 Thông tư này) hoặc cho quý tiếp theo (đối với kỳ thi tổ chức tại địa điểm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 21 Thông tư này).
Điều 23. Đề thi, thời gian làm bài thi, điều kiện thi đỗ kỳ thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm
1. Đối với đề thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này: mỗi đề thi có 40 câu hỏi thi, thời gian làm bài 60 phút.
2. Đối với đề thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm liên kết đơn vị trong trường hợp đã có chứng chỉ đại lý bảo hiểm nhân thọ cơ bản; đề thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm hàng hải, chứng chỉ đại lý bảo hiểm hàng không trong trường hợp đã có chứng chỉ đại lý bảo hiểm phi nhân thọ cơ bản: mỗi đề thi có 20 câu hỏi theo nội dung đào tạo tương ứng quy định tại khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 20 Thông tư này, thời gian làm bài 40 phút.
3. Thí sinh dự thi trả lời đúng từ 75% số câu hỏi trở lên của bài thi được coi là thi đỗ kỳ thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm.
Điều 24. Phê duyệt và thông báo kết quả thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thi, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải báo cáo kết quả chấm thi các kỳ thi được tổ chức dưới hình thức thi trên giấy tại các địa điểm thi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 Thông tư này về Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (qua Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ) theo mẫu quy định tại Phụ lục số 8 ban hành kèm theo Thông tư này. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin báo cáo.
2. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm ra Quyết định phê duyệt kết quả thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm và thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô (qua Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ) theo thời hạn sau:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thi đối với các kỳ thi trên máy tính.
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thi đối với các kỳ thi trên giấy tổ chức tại địa điểm thi quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 21 Thông tư này;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thi trên Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ đối với các kỳ thi trên giấy được tổ chức tại các địa điểm thi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 Thông tư này.
Điều 25. Phúc khảo và xử lý kết quả phúc khảo bài thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm
1. Việc phúc khảo chỉ áp dụng đối với các kỳ thi trên giấy. Thí sinh nộp đơn phúc khảo qua doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô để doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô gửi Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (qua Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ) trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm phê duyệt kết quả thi. Mẫu đơn phúc khảo quy định tại Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trường hợp phúc khảo bài thi của kỳ thi tổ chức tại địa điểm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 Thông tư này doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô gửi đơn phúc khảo kèm bản sao bài thi về Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (qua Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ).
3. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thực hiện chấm phúc khảo và trả lời kết quả phúc khảo trên Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn phúc khảo của thí sinh; hoặc trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn phúc khảo kèm bản sao bài thi của thí sinh (đối với kỳ thi được tổ chức theo hình thức trên giấy tại địa điểm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 Thông tư này).
4. Căn cứ kết quả phúc khảo, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm ra Quyết định điều chỉnh kết quả thi (nếu có), cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm theo quy định tại Điều 26 Thông tư này.
Điều 26. Cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm
2. Chứng chỉ đại lý bảo hiểm được cấp dưới dạng dữ liệu điện tử thông qua Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ. Mẫu chứng chỉ đại lý bảo hiểm quy định tại Phụ lục số 9 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô nhận danh sách chứng chỉ đại lý bảo hiểm thông qua Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ bằng tài khoản truy cập đã được cấp khi đăng ký kế hoạch thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm.
4. Cá nhân, tổ chức có thể tra soát chứng chỉ đại lý bảo hiểm thông qua Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ bằng cách nhập mã chứng chỉ hoặc thông tin cá nhân của người được cấp chứng chỉ, bao gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số Thẻ căn cước công dân/Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu.
Điều 27. Thu hồi, cấp đổi chứng chỉ đại lý bảo hiểm
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thực hiện việc thu hồi, cấp đổi chứng chỉ đại lý bảo hiểm theo các quy định sau:
1. Chứng chỉ bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Cá nhân không tham dự kỳ thi hoặc không thi đỗ kỳ thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm tổ chức tại địa điểm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 Thông tư này nhưng được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô báo cáo kết quả thi đỗ;
b) Kết quả hậu kiểm bài thi của thí sinh không đủ điều kiện thi đỗ kỳ thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm theo quy định tại Thông tư này;
c) Thí sinh sửa chữa, gian dối hoặc giả mạo giấy tờ về nhân thân (Thẻ căn cước công dân/Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu) khi tham dự kỳ thi;
d) Cá nhân nhờ người khác thi hộ kỳ thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm;
đ) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô và cá nhân đã gian dối trong việc chuyển đổi chứng chỉ đại lý bảo hiểm;
e) Chứng chỉ bị thu hồi theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
2. Chứng chỉ được cấp đổi trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư này.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm có bằng chứng chứng minh chứng chỉ đại lý bảo hiểm đã cấp thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thực hiện việc thu hồi, cấp đổi chứng chỉ đại lý bảo hiểm đã cấp bằng cách gỡ bỏ thông tin trên chứng chỉ điện tử (đối với trường hợp thu hồi chứng chỉ) hoặc đính chính thông tin trên chứng chỉ điện tử (đối với trường hợp cấp đổi chứng chỉ) trên Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thu hồi chứng chỉ, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thông báo danh sách, thông tin các chứng chỉ bị thu hồi quy định tại khoản 1 Điều này trên Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ.
5. Cá nhân bị thu hồi chứng chỉ trong các trường hợp quy định tại điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 1 Điều này sẽ không được dự thi các kỳ thi chứng chỉ bảo hiểm đại lý bảo hiểm trong thời gian 12 tháng kế tiếp kể từ ngày thu hồi chứng chỉ.
Mục 3. CHUYỂN ĐỔI CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ BẢO HIỂM
Điều 28. Nguyên tắc chuyển đổi chứng chỉ đại lý bảo hiểm
Việc chuyển đổi chứng chỉ đại lý bảo hiểm được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2023 sang chứng chỉ đại lý bảo hiểm quy định tại Thông tư này được thực hiện theo nguyên tắc sau:
1. Chứng chỉ đại lý bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm nhân thọ cấp được chuyển đổi thành chứng chỉ đại lý bảo hiểm nhân thọ cơ bản.
2. Chứng chỉ đại lý bảo hiểm liên kết đơn vị do cơ sở đào tạo về bảo hiểm nhân thọ cấp được chuyển đổi thành chứng chỉ đại lý bảo hiểm liên kết đơn vị.
3. Chứng chỉ đại lý bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm phi nhân thọ cấp được chuyển đổi thành chứng chỉ đại lý bảo hiểm phi nhân thọ cơ bản.
4. Việc chuyển đổi chứng chỉ đại lý bảo hiểm phải được hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2025. Chứng chỉ đại lý bảo hiểm được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2023 sẽ hết hiệu lực kể từ khi được chuyển đổi sang chứng chỉ đại lý bảo hiểm quy định tại Thông tư này hoặc kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2026, tùy trường hợp nào xảy ra trước.
5. Chứng chỉ đại lý bảo hiểm được chuyển đổi dưới dạng dữ liệu điện tử và được lưu giữ trên Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ.
Điều 29. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chuyển đổi chứng chỉ đại lý bảo hiểm
1. Trước ngày 30 tháng 6 năm 2025, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô gửi Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (qua Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ) hồ sơ yêu cầu chuyển đổi chứng chỉ đại lý bảo hiểm được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2023 sang chứng chỉ đại lý bảo hiểm quy định tại Thông tư này cho các đại lý bảo hiểm đang hoạt động tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
2. Hồ sơ yêu cầu chuyển đổi chứng chỉ đại lý bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Văn bản đề nghị chuyển đổi chứng chỉ (kèm theo danh sách đại lý bảo hiểm có chứng chỉ đề nghị được chuyển đổi) theo mẫu quy định tại Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao chứng thực chứng chỉ đại lý bảo hiểm được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2023 của đại lý bảo hiểm;
c) Bản sao chứng thực Thẻ căn cước công dân/Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu của đại lý bảo hiểm. Trường hợp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài chính đã hoàn thành việc kết nối, chia sẻ xác thực thông tin công dân với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm khai thác các thông tin này trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định pháp luật.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu chuyển đổi chứng chỉ, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm có công văn yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thực hiện chuyển đổi chứng chỉ được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2023 sang chứng chỉ quy định tại Thông tư này. Mẫu chứng chỉ đại lý bảo hiểm chuyển đổi thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 9 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 30. Trách nhiệm của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm
1. Ban hành Quy chế thi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.
2. Xây dựng hệ thống câu hỏi thi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm theo nội dung đào tạo từng loại chứng chỉ quy định tại Thông tư này.
3. Thông báo thời gian thi, địa điểm tổ chức thi trước ngày 31 tháng 10 hàng năm (đối với các kỳ thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm tổ chức tại địa điểm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 Thông tư này), hoặc trước ngày 31 tháng 12 hàng năm (đối với chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm).
4. Thông báo kế hoạch tổ chức thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm hàng tháng (đối với các kỳ thi tổ chức tại địa điểm quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 21 Thông tư này), hàng quý (đối với các kỳ thi tổ chức tại địa điểm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 21 Thông tư này) cho các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
5. Ra đề thi, tổ chức thi, phê duyệt và thông báo kết quả thi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.
6. Hậu kiểm kết quả chấm thi đối với các kỳ thi trên giấy và kiểm tra, giám sát các kỳ thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm tổ chức tại địa điểm thi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 Thông tư này.
7. Tổ chức phúc khảo kết quả thi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm đối với các kỳ thi trên giấy.
8. Cấp, thu hồi, cấp đổi chứng chỉ đại lý bảo hiểm; chuyển đổi chứng chỉ đại lý bảo hiểm được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2023 sang chứng chỉ quy định tại Thông tư này.
9. Thông báo danh sách cá nhân bị thu hồi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm trên Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ.
1. Thực hiện đào tạo đại lý bảo hiểm theo nội dung quy định tại Điều 20 Thông tư này.
2. Đăng ký kế hoạch tổ chức thi, cập nhật danh sách thí sinh dự thi và nộp chi phí dự thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm cho Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm theo quy định tại khoản 1, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 22 Thông tư này.
3. Tổ chức thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm (đối với các kỳ thi được tổ chức tại các địa điểm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 Thông tư này).
4. Gửi Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm hồ sơ yêu cầu chuyển đổi chứng chỉ đại lý bảo hiểm được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2023 sang chứng chỉ đại lý bảo hiểm theo quy định tại Thông tư này cho đại lý bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 29 Thông tư này.
5. Bảo mật thông tin dữ liệu về hình ảnh (kèm âm thanh) của các kỳ thi tổ chức tại địa điểm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 Thông tư này theo quy định pháp luật.
Điều 32. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước
1. Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước thực hiện đào tạo chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm theo nội dung quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư này.
3. Cấp, cấp đổi, thu hồi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.
5. Lưu trữ hồ sơ về việc cấp, thu hồi, cấp đổi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm thuộc phạm vi trách nhiệm của cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Điều 33. Trách nhiệm của thí sinh dự thi, cán bộ coi thi, cán bộ chấm thi
1. Trách nhiệm của thí sinh dự thi:
a) Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, trung thực, chính xác thông tin đăng ký dự thi;
b) Tuân thủ Quy chế thi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.
2. Trách nhiệm của cán bộ coi thi, cán bộ chấm thi:
Thực hiện coi thi, chấm thi theo Quy chế thi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.
Điều 34. Hiệu lực của Thông tư
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 125/2018/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định việc cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm và Thông tư số 65/2019/TT-BTC ngày 16 tháng 9 năm 2019 của Bộ Tài chính quy định về nội dung đào tạo, thi, cấp và công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ
TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây